Rau Thủy (Veronica undulata Wall.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)

Chi(genus)

Veronica

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Veronica undulata Wall.

Danh pháp đồng nghĩa

Veronica anagallis DC.

Rau Thủy (Veronica undulata Wall.)

Rau thủy thuộc dạng cây thảo, bề mặt thân cành nhẵn, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 40cm. Thân cây thuộc dạng mọc bò ở gốc, sau mọc thẳng, thân có dạng hình trụ, bên trong rỗng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Veronica undulata Wall.

Tên đồng nghĩa: Veronica anagallis DC.

Họ thực vật: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó).

Cây Rau thủy
Cây Rau thủy

1.1 Đặc điểm thực vật

Rau thủy thuộc dạng cây thảo, bề mặt thân cành nhẵn, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 40cm.

Thân cây thuộc dạng mọc bò ở gốc, sau mọc thẳng, thân có dạng hình trụ, bên trong rỗng, cây ít phân nhánh.

Lá cây mọc đối, không có cuống, lá mọc ôm lấy thân, phiến lá có dạng hình mác, chiều dài mỗi lá khoảng từ 5 đến 15cm, gốc lá có dạng hình tim, đầu lá nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi khía răng.

Cụm hoa mọc thành chùm dài, hoa mọc ở kẽ lá, chiều dài mỗi cụm hoa khoảng từ 6 đến 15cm, lá bắc thuôn, hoa có số lượng nhiều nhưng kích thước nhỏ, màu trắng, hơi lam hoặc hồng, đài gồm 4-5 răng thuôn, tràng hình bánh xe, gồm 4-5 cánh, nhị 2, mọc thò ra ngoài.

Quả thuộc dạng quả nang, dẹt, đầu hơi lõm.

Hạt có số lượng nhiều, hơi dẹt, có dạng hình thấu kính.

Mùa hoa quả từ tháng 2 đến tháng 5.

Dưới đây là hình ảnh cây Rau thủy:

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

Chi Veronica L. tại nước ta có 1-2 loài, trong đó có cây Rau thủy.

Rau thủy có bản chất là loài của vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới, sau đó cây mọc lan ra những khu vực khác của vùng nhiệt đới. Rau thủy được tìm thấy ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan. Tại nước ta, cây chỉ phân bố ở những khu vực thuộc vùng núi sát biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, gần đây, cây cũng được tìm thấy ở khu vực Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tây.

Rau thủy có bản chất là loài ưa sáng, thường mọc trên những khu rừng ẩm, nương rẫy, ven rừng gần bờ suối, ruộng trồng hoa màu và ven đường đi.

Rau thủy sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ảm, cây ra hoa quả nhiều hàng năm, hạt thường phát tán xung quanh gốc cây mẹ, vào màu xuân thì nảy mầm.

Vào thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển mạnh, nếu bị cắt thì phần còn lại của cây vẫn có khả năng nảy chồi mới.

2 Thành phần hóa học

Hoa của cây rau thủy
Hoa của cây rau thủy

Rau thủy có chứa 2 iridoid ester glucosid-7-O-(p.hydroxybenzoyl) 8-epiloganic acid và 7-O-(p.hydroxybenzoyl) gardosid.

Ngoài ra, cây còn chứa aucubin, catalpol, amphicosid và một số thành phần khác.

3 Tác dụng của cây Rau thủy

3.1 Tác dụng dược lý

Cây Rau thủy
Cây Rau thủy

Chiết xuất thu được từ các loại thảo mộc của nhiều loài Veronica được sử dụng như một phương thuốc dân gian trên toàn thế giới để điều trị nhiều bệnh viêm khác nhau bao gồm bệnh thấp khớp. Các hoạt động chống viêm và giảm đau trong cơ thể của các bộ phận trên mặt đất của cây Rau thủy đã được nghiên cứu. Chiết xuất methanol của cây đã được chứng minh là có hoạt tính ức chế đáng kể đối với mô hình phù nề bàn chân sau do carrageenan gây ra và các cơn quằn quại do p-benzoquinone gây ra ở chuột.

3.2 Tính vị, tác dụng

Toàn cây có vị đắng, tính mát hơi hàn, cây có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, chỉ huyết, hóa ứ, khu phong.

Quả của cây có vị đắng, tính bình có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc.

3.3 Công dụng

Toàn cây Rau thủy
Toàn cây Rau thủy

Toàn cây Rau thủy được dùng trong trường hợp cảm sốt, họng sưng đau, ho ra máu, rối loạn kinh nguyệt, phong thấp.

Liều dùng là 20-30g cây tươi đem sắc lấy nước uống hoặc 10-15g cây khô nghiền thành bột sau đó uống cùng với nước.

Hạt được dùng trong trường hợp đau họng, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, thấp khớp, các chứng xuất huyết. Liều dùng là 9-12g đem sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột, trộn với đồng tiện.

Rễ cây đem sắc lấy nước hoặc mài với rượu, ngậm trong trường hợp viêm miệng, viêm họng.

4 Cây rau thủy trị bệnh gì?

Cây Rau thủy
Cây Rau thủy

4.1 Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nhiều

30g Rau thủy hoặc 9g hạt cây rau thủy.

15g Ích mẫu.

10g Đương Quy.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa ho ra máu

Toàn cây Rau thủy
Toàn cây Rau thủy

18g Rau thủy.

15g Long nha thảo.

15g Ngẫu tiết.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Rau thủy, trang 612-613. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Yonglin Hai và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2024). The chloroplast genomes of two medicinal species (Veronica anagallis-aquatica L. and Veronica undulata Wall.) and its comparative analysis with related Veronica species, PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Esra Küpeli và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2005). Bioassay-guided isolation of iridoid glucosides with antinociceptive and anti-inflammatory activities from Veronica anagallis-aquatica L, PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau Thủy (Veronica undulata Wall.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595