Rau Mui (Sài Đất Hai Hoa - Wedelia biflora (L.) DC.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Asterales (Cúc)

Họ(familia)

Asteraceae (Cúc)

Chi(genus)

Wedelia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Wedelia biflora (L.) DC.

Danh pháp đồng nghĩa

Verbesina biflora L.

Rau Mui (Sài Đất Hai Hoa - Wedelia biflora (L.) DC.)

Rau mui thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 1,5 mét, cây mọc đứng, gần như trườn, có thân và cành có rãnh, bề mặt nhẵn. Phiến lá có dạng hình ngọn giáo. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Wedelia biflora (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Verbesina biflora L.

Tên gọi khác: Cúc biển, Sài Đất hai hoa.

Họ thực vật: Asteraceae (Cúc).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Rau mui
Đặc điểm thực vật của cây Rau mui

Rau mui thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 1,5 mét, cây mọc đứng, gần như trườn, có thân và cành có rãnh, bề mặt nhẵn.

Phiến lá có dạng hình ngọn giáo, thon lại ở cuống, mũi lá nhọn dài, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4 đến 7,5cm, chiều rộng từ 2 đến 4cm, hai mặt đều có nhiều lông cứng nham nhám trên bề mặt, mép lá có răng thưa, cuống mảnh, chiều dài cuống lá khoảng từ 1 đến 3cm.

Hoa mọc đơn độc hay từng cặp lưỡng phân hoặc ở nách lá phía ngọn, lá bắc xoan, dài khoảng 4-5mm, hoa có dạng hình môi, có 5-10 cái, tràng màu vàng tươi, hoa ở giữa là hoa lưỡng tính.

Quả của cây Rau mui thuộc dạng quả bế, hình Xoan ngược, tròn và có lông ở đỉnh, không có mào lông, dài khoảng 4mm, rộng 2,5mm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Hoa của cây Rau mui
Hoa của cây Rau mui

1.3 Đặc điểm phân bố

Rau mùi được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt Nam.

Tại nước ta, Rau mui thường phân bố ở Quảng Ninh, Quảng Trị, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.

Rau mui thường mọc ở những nơi ẩm rợp trên mặt đất và núi đá ven biển và vùng cửa sông.

Cây ra hoa quanh năm, chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Hoa của cây Rau mui
Hoa của cây Rau mui

2 Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc của sáu glycoside phenolic mới {wedebicoside A - F (1-6)} và một ceramide mới [wedebiceramide (9)], cùng với sáu hợp chất đã biết, 1-O-(2',4'-diangeloyloxy-beta-D-fucopyranosyl)-6-hydroxythymol (7), 1-O-[2',4'-diangeloyloxy-3'-(3"-angeloyloxy-beta-D-fucopyranosyl)-beta-D-fucopyransyl]-6-hydroxythymol (8), anhydrosecoisolariciresinol (10), friedeline (11), epifriedelanol (12) và stigmasterol (13) từ hoa của cây Rau mui. Các hợp chất 1, 2, 3 và 5 cho thấy hoạt động gây độc tế bào mạnh đối với ba dòng tế bào ung thư được nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ thành phần hóa học thực vật của W. biflora, cũng như khả năng sử dụng tiềm năng của một số hợp chất mới chống lại một số bệnh ung thư.

3 Tác dụng của cây Rau mui

Mặt dưới lá của cây Rau mui
Mặt dưới lá của cây Rau mui

Một nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hoạt động kháng khuẩn và chữa lành vết thương của chiết xuất Ethanol từ lá của cây Rau mui. Trong các thử nghiệm trong ống nghiệm, chiết xuất thử nghiệm đã được đưa vào hoạt động kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp nồng độ ức chế tối thiểu ở các chủng vi khuẩn khác nhau. Hoạt động chữa lành vết thương của chiết xuất thử nghiệm đã được nghiên cứu bằng mô hình vết thương cắt bỏ và mô hình vết thương rạch ở chuột bạch Wistar. Trong mô hình vết thương cắt bỏ, 97,90% vết thương được chữa lành đã được ghi nhận ở nhóm được xử lý bằng chiết suất 10% w/w vào ngày thứ 16 sau phẫu thuật, trong khi chỉ có 58,50% được quan sát thấy ở nhóm đối chứng. Trong mô hình rạch, độ bền đứt cao hơn, hàm lượng hydroxyproline cao và nghiên cứu mô bệnh học ở các nhóm được xử lý bằng chiết xuất cho thấy sự tái lắng đọng Collagen cao hơn nhóm đối chứng. Đánh giá khuếch tán giếng thạch và nồng độ ức chế tối thiểu đã xác định hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất ethanol của cây Rau mui. Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của Rau mui theo Y học cổ truyền và đây cũng được coi là dược liệu có nhiều tiềm năng trong tương lai.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Lá cây có tác dụng bổ huyết, tán ứ, hoạt huyết, tiêu thũng.

Hoa có tác dụng gây xổ mạnh, thân lá già có độc.

Hình ảnh lá của cây Rau mui
Hình ảnh lá của cây Rau mui

4.2 Công dụng

Nhân dân Cà Mau và nhiều vùng khác của nước ta và Ấn Độ thường dùng phần đọt lá non để làm rau, có thể xào rua này cùng với thịt, cá, ốc len, rùa để ăn.

Lá cây cùng được dùng để làm thuốc trị nổi mày đay bằng cách lấy 3 nắm lá đem giã, vắt lấy nước, pha thêm đường hoặc muối để uống.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng lá giã nát đắp làm thuốc trong trường hợp da bị biến máu, vết cắt, loét, sâu bọ đốt, các chỗ đau, giãn tĩnh mạch. Lá cây cũng dùng để đắp vào vùng bụng của phụ nữ mới sinh và dùng cho những trường hợp bị đau nhưng không rõ nguyên nhân.

Dịch lá còn dùng để làm thuốc tăng trương lực với sữa bò dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Có thể dùng lá cây Rau mui phối hợp với Đại hoàng trong trường hợp táo bón lâu ngày. Lá còn được đem sắc nước uống để trị đái ra máu, giúp thông tiểu.

Rễ cây được dùng để trị rối loạn liên quan đến âm đạo, bệnh lậu và sỏi thận hoặc dùng để đắp vết thương, chữa ghẻ ngứa.

Nhân dân Malaysia sử dụng lá đem giã và nghiền ra để đắp trong trường hợp bị mụn nhọt, áp xe, sởi, đậu, vết côn trùng cắn đốt. Lá cây được dùng trong trường hợp sốt rét theo chu kỳ, đái máu. Rễ cây trị băng huyết.

Nhân dân Philippin sử dụng nước sắc và lá của cây Rau mui để trị vết thương và trị ghẻ, nước hãm từ rễ và lá dùng để làm dịu các cơn đau dạ dày.

Nhân dân thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc dùng cây Rau mui để trị đau xương, phong thấp sang dương thũng độc, đòn ngã tổn thương.

Nhân dân Thái Lan dùng thân lá để trị sốt, đau.

Nhân dân vùng Nuven Caledoni dùng vỏ cây hơ nóng để các chất dịch tiết ra rồi bôi lên vết thương bị cá độc chích.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Rau mui, trang 525-526. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Nguyen T H Thu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2013). Six new phenolic glycosides and a new ceramide from the flowers of Wedelia biflora and their cytotoxicity against some cancer cell lines, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả D Biswas và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2013). Evaluation of Antimicrobial and Wound Healing Potentials of Ethanol Extract of Wedelia biflora Linn D.C. Leaves, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Rau Mui (Sài Đất Hai Hoa - Wedelia biflora (L.) DC.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789