Cây Ngọc Trúc (P.officinale All.)
8 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) | Asparagales (Thiên môn đông) |
Họ(familia) | Asparagaceae (Thiên môn đông) |
Chi(genus) | Polygonatum (Hoàng tinh) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Polygonatum odoratum (Mill.) Druce |
Ngọc Trúc là loại cây thân thảo phổ biến với công dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch,....Ngoài những tác dụng trên, Ngọc trúc có đặc điểm, đặc tính và cơ chế hoạt động của các hoạt chất như thế nào? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loài thực vật này.
1 Giới thiệu về cây Ngọc Trúc
Ngọc Trúc thuộc nhóm cây thân thảo gắn với đời sống con người bằng những bài thuốc dân gian từ xưa đến nay giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Ngọc Trúc có tên khoa học là Polygonatum odoratum (Mill.) Druce (P.officinale All.), thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Ngọc trúc là cây thân thảo với chiều cao khoảng 20-50cm. Thân có gốc, phía dưới trần, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng quy.
Hoa thuôn, mọc thòng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá trên, bên kia của thân so với lá. Mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa dính nhau thành một ống màu trắng, dài 1.5-2cm, rộng 5-8mm, viền xanh, có 5 phiến nhỏ; có 6 nhị xếp hai vòng dính nhau trên bao hoa, có chỉ ngắn, nhẵn và bao phấn hướng trong; 3 lá noãn dính nhau thành bầu 3 ô; một vòi nhụy chia 3 thùy đầu nhụy. Quả mọng tròn, đen lam, chia 3-6 hạt vàng có chấm sáng.
1.2 Đặc điểm phân bố
Ngọc trúc là loại cây phát triển ở nơi đất ẩm, nhiều mùn dưới tán rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, rừng cây bụi, khe đá, hốc cây, hốc đá. Cây sống dai do có thân rễ, hằng năm cho ra nhánh khí sinh ở chồi ngọn và khi nó rụng đi để lại vết sẹo như vòng trên thân rễ.
Cây được trồng ở một số vườn thuốc. Còn có ở Trung Quốc, Mông Cổ, vùng ôn đới châu u, châu Á. Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6, có quả vào tháng 7-9.
1.3 Thu hoạch và chế biến
Khi dùng cây Ngọc trúc để dùng làm dược liệu người ta thường dùng Thân rễ - Rhizoma Polygonati Odorati.
Theo cuốn sách Thần Nông Bản Thảo kinh, Ngọc trúc còn có tên gọi là nữ uỷ, uỷ diểu, vĩ sâm,... là thân và gốc của cây ngọc trúc, họ bách hợp. Thuòng thu hoạch vào mùa thu, quấn thành bó nhỏ, phơi khô làm thuốc.
Thông thường sẽ thu hái rễ vào mùa thu, đào thân rễ về rửa sạch cắt bỏ rễ con, đem đi phơi héo, hay đồ qua rồi lăn cho mềm, phơi cho khô.
2 Thành phần hóa học của cây Ngọc Trúc
Trong thân rễ cây Ngọc Trúc có chứa odoratan, polygonatum-fructan-O, A, B, C, D và azetidin-2-carboxylic acid.
3 Tác dụng - Công dụng của Ngọc Trúc theo Y học cổ truyền
3.1 Tác dụng dược lý
Y học lâm sàng hiện đại thường - dùng nữ ủy để dưỡng âm nhuận phế, ích vị sinh tân, còn dùng để trị các tổn thương ở phổi, dạ dày, ho khan, miệng lưỡi khô. Tuy nhiên, tác dụng của nữ ủy khá chậm, phải dùng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng: Thân, gốc và quả của nữ ủy có tác dụng rất tốt, có thể phòng trừ được chứng thiếu máu cơ tim, hạ mỡ máu, đường máu. Cũng có thể dùng riêng nữ ủy hoặc cũng có thể kết hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng trị liệu rõ rệt đối với các bệnh tim do phong thấp, bệnh ở động mạch vành, bệnh tim phổi do tâm lực suy kiệt gây nên.
Đây là loại cây cổ truyền được dùng trong các bài thuốc ở Trung Quốc và Hàn Quốc, với những thành phần là glycosid tim, Saponin, chất nhầy, vậy nên nó có những tác dụng về mặt dược lý như:
- Các cơn đau về đường ruột
- Các bệnh liên quan đến cơ xương khớp như: thấp khớp, gout, ..
- Làm thuốc lợi tiệu
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- ……
3.2 Công dụng của cây Ngọc Trúc theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị - Tác dụng
Tính vị: Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn
Tác dụng: Dưỡng tâm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
3.2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
Bản kinh có viết: Nữ ủy vị ngọt, tính bình. Chủ trị các chứng bệnh như cảm nhiệt cấp tính, đột nhiên sốt cao, vận động khó khăn. Còn có thể trị các bệnh do phong thấp gây nên như cơ bắp nổi cục, bồi bổ các chứng bệnh nội hư như hụt hơi, tim đập nhanh, tứ chỉ mất cảm giác lạnh, thân thể mềm nhữn, bủn rủn... Dùng lâu dài có thể loại bỏ những vết nám, giúp cho da dẻ mềm mại. Ngoài ra, còn giúp cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, kéo dài tuổi thọ. Đông y cho rằng, nữ ủy vị ngọt, tính bình, chất mềm tính nhuận, thích hợp đối với việc dưỡng âm nhuận táo, có thể trừ phong, thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, còn có thể bổ dưỡng khí huyết, máu được bồi bố giúp cho nhan sắc tươi nhuận, khí được bồi bổ giúp thân thể khỏe mạnh, khí huyết được củng cố, bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể. Do đó, trước hết nữ ủy là vị thuốc tốt để bồi bổ cơ thể. Tam quốc chí - Phàn A truyện có ghi lại câu chuyện uống một thang thuốc nữ ủy có thể làm cho con người trường thọ. Thần y Hoa Đà là thấy dạy của Phàn A , một lần lên núi hái thuốc, nhìn thấy một vị thần tiên đang ăn nữ ủy. Thế là ông đích thân thử nghiệm, đồng thời đem phương pháp này truyền cho học trò của mình là Phàn A . Phàn A đã dùng phương thuốc nữ ủy này mà sống tới hơn 100 tuổi. Câu chuyện trên cũng đã chứng mình rằng, nữ ủy có tác dụng làm cho nhan sắc tươi tắn, kéo dài tuổi thọ.
- Thân rễ cây Ngọc trúc thường dùng để chữa
- Thân thể hư yếu, ra nhiều mồ hôi, đái nhiều, đái đường
- Họng khô, miệng khát, âm hư phát sốt, ho khô
- Mắt đỏ sưng đau, mờ tối
- Phong thấp, đau lưng
- Đòn ngã, vết thương. Ngày dùng 8-18g, có thể phối hợp với các vị thuốc khác
4 Một số bài thuốc từ rễ cây Ngọc trúc
Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô, họng ráo
Đem sắc
Chữa đau mắt đỏ, thấy hoa đen, mù tối
Đem nấu xông hơi và uống các dược liệu
- Ngọc trúc 12g
- Sinh địa, Huyền Sâm, Thảo Quyết Minh sao, Cúc Hoa mỗi loại 10g
- Bạc Hà 2g
Lưu ý: Người dương suy, âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không được uống
Chủ trị về ngũ tạng, ích tỉnh, làm ẩm lưng và chân, diệt các loại giun
Lấy nữ ủy và lá chế thành thuốc bột để dùng.
5 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Ngọc trúc trang 313-312, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2023.
- Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Nữ Uỷ, trang 59-60. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.