Mán Đỉa (Cây Khét, Cây Giác - Archidendron clypearia)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Archidendron

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Archidendron clypearia (Jack) Nielsen

Mán Đỉa (Cây Khét, Cây Giác - Archidendron clypearia)

Mán đỉa thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây gần 20 mét, nhánh ngang, có cạnh. Lá mang 4-5 đôi cuống bậc hai, mỗi cuống lại mang 3-8 đôi lá chét có dạng hình bình hành. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Archidendron clypearia (Jack) Nielsen

Tên gọi khác: Khét, Giác.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Mán đỉa
Đặc điểm thực vật của cây Mán đỉa

Mán đỉa thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây gần 20 mét, nhánh ngang, có cạnh.

Lá mang 4-5 đôi cuống bậc hai, mỗi cuống lại mang 3-8 đôi lá chét có dạng hình bình hành, mặt dưới của lá có màu nâu vàng, có lông.

Hoa mọc thành chùy lớn, gồm 3-10 hoa có màu vàng nhạt, dài khoảng 2mm, tràng 3mm, nhị từ 10 đến 25 cái.

Quả của cây Mán đỉa thuộc dạng quả xoắn, rộng khoảng 1-2 cm, vỏ quả có màu cam ở mặt ngoài, mặt trong có màu đỏ, gồm 5-10 hạt, hạt có áo mỏng.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá.

Hình ảnh lá cây Mán đỉa
Hình ảnh lá cây Mán đỉa

1.3 Đặc điểm phân bố

Mán đỉa phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường bắt gặp ở một số tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, hà Nội, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Kiên Giang.

Mán đỉa thường gặp trong những rừng đầm lầy, rừng thường xanh trên khu vực đất sét, rừng thưa cây họ Dầu và các rừng hỗn giao rụng lá vùng núi, độ cao phân bố lên đến 1700 mét.

Thời điểm ra hoa là từ tháng 3 đến tháng 4, có quả từ tháng 6 đến tháng 7.

Lá của cây Mán đỉa
Lá của cây Mán đỉa

2 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lignan từ cành và lá của Archidendron clypearia (Jack) ICN có hoạt tính chống kết tụ β -amyloid. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra một dilignan mới có tên là archidendronin A. Cấu trúc được xác định bằng các phương pháp quang phổ mở rộng, bao gồm dữ liệu UV, HRESIMS, 1 D và 2 D NMR.

3 Tác dụng của cây Mán đỉa

3.1 Kháng khuẩn, chống đái tháo đường

Cây Mán đỉa là một thành viên của họ Fabaceae, được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược chống viêm, tuy nhiên, các đặc tính kháng khuẩn và chống đái tháo đường của nó vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích một cách có hệ thống các thành phần kháng khuẩn và chống đái tháo đường của A. clypearia bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích. Kết quả cho thấy chiết xuất từ cây Mán đỉa có nhiều tiềm năng kháng khuẩn và chống đái tháo đường, cần nhiều nghiên cứu để phát triển thêm.

Hoa của cây Mán đỉa
Hoa của cây Mán đỉa

3.2 Chống oxy hóa

Năm hợp chất phenolic chưa được mô tả có tên là pithecellobiumin CG, cùng với mười ba hợp chất đã biết đã được phân lập từ cành và lá của cây Mán đỉa. Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ dựa trên các phân tích quang phổ toàn diện, kết hợp với phần mềm làm sáng tỏ cấu trúc hỗ trợ máy tính (ACD/Structure Elucidator) và tính toán độ dịch chuyển hóa học NMR quỹ đạo nguyên tử không phụ thuộc chuẩn (GIAO).

Các hợp chất này đã được thử nghiệm về hoạt động bảo vệ thần kinh của chúng chống lại tổn thương do H2O2 gây ra ở tế bào thần kinh nguyên bào SH-SY5Y của người bằng xét nghiệm MTT. Pithecellobiumin CE thể hiện tác dụng bảo vệ thần kinh đáng chú ý. Nghiên cứu dược lý sâu hơn đã chứng minh rằng chúng có thể ngăn ngừa chết tế bào thông qua việc ức chế quá trình gây apoptosis. Các xét nghiệm đo lưu lượng tế bào cũng chứng minh rằng các hợp chất này có thể làm giảm mức độ các loài oxy phản ứng (ROS) và rối loạn chức năng ty thể trong tế bào SH-SY5Y.

Hoa của cây Mán đỉa
Hoa của cây Mán đỉa

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Mán đỉa có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tiêu thũng.

4.2 Công dụng

Lá cây Mán đỉa thường được dùng để nhuộm đen. Nhân dân thường dùng lá cây để nấu nước tắm trong trường hợp bị ghẻ.

Nhân dân ở Lào thường dùng lá cây đem phơi khô sau đó tán thành bột để trị vết thương.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng lá làm bột khi bị ho, thủy đậu, đau chân, đậu mùa, phù.

Nhân dân Malaysia thì xem lá là loại có độc đối với gia súc.

Ở Trung Quốc, người ta thường dùng lá cây để trị bỏng lửa, ung sang tiết thũng bằng cách đắp ngoài.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Mán đỉa, trang 38-39. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Wenduo Ji và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2023). Discovery, Validation, and Target Prediction of Antibacterial and Antidiabetic Components of Archidendron clypearia Based on a Combination of Multiple Analytical Methods, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Yu-Xi Wang và cộng sự (Ngày đăng tháng 8 năm 2020). Phenolics from Archidendron clypearia (Jack) I.C.Nielsen protect SH-SY5Y cells against H2O2-induced oxidative stress, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.
  4. Tác giả Yu-Xi Wang và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2021). A new dilignan from the twigs and leaves of Archidendron clypearia, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Mán Đỉa (Cây Khét, Cây Giác - Archidendron clypearia)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789