Mắm Đen (Avicennia marina (Forssk.) Vierh.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Chi(genus) | Avicennia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Avicennia marina (Forssk.) Vierh. |

Mắm đen thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 15 mét, những cành khi còn non có 4 góc. Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trái Xoan bầu dục hay xoan ngược. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Avicennia marina (Forssk.) Vierh.
Họ thực vật: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
1.1 Đặc điểm thực vật

Mắm đen thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 15 mét, những cành khi còn non có 4 góc.
Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trái xoan bầu dục hay xoan ngược, chiều dài mỗi lá khoảng từ 2 đến 7 mét, rộng từ 1 đến 3,5cm, mặt trên của lá không có lông, có màu lục sáng, mặt dưới của lá có màu trăng trắng, xám xanh hay vàng vàng tùy thuộc vào thứ loài. Mỗi lá có 5-7 đôi gân bên, mảnh, chiều dài mỗi cuống lá khoảng từ 3 đến 15cm.
Hoa xếp thành đầu, gồm 2-12 hoa mọc trên cuống dài 1 đến 2,5cm, hoa có màu vàng nâu, rộng khoảng 5 đến 6mm, nhị 4, vòi nhụy ngắn.
Quả có kích thước nhỏ, hình trái xoan, có phủ một lớp lông sát màu vàng.
Loài này có 2 thứ là Mắm ổi và Mắm vàng.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ và quả.
Xem thêm: Cây Mắm (Avicennia officinalis L.) - loài cây ngập mặn có tác dụng trị bệnh ngoài da
1.3 Đặc điểm phân bố
Mắm đen được tìm thấy ở nhiều nước thuộc khu vực Đông nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường sinh trưởng và phát triển ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang.
Mắm đem thường mọc ở những khu rừng ngập mặt, đất có bùn và phù sa. Cây ra hoa quả gần như quanh năm.
Mắm đen là loài cây ngập mặn phân bố rộng rãi khắp các vùng đất ngập nước ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Để thích nghi với sóng thủy triều bất lợi và môi trường thiếu oxy, Mắm đen đã phát triển một hệ thống rễ phức tạp để bám chặt hơn trên đất bùn với rễ neo mọc hướng xuống dưới và rễ khí sinh hướng lên trên, được gọi là rễ khí sinh. Tuy nhiên, quá trình phát triển của rễ khí sinh hướng trọng lực âm vẫn chưa được hiểu rõ. Các lát cắt parafin cho thấy sự khác biệt về mặt giải phẫu giữa các chồi, rễ neo và rễ khí sinh trao đổi khí, phản ánh rõ ràng sự chuyển hướng chức năng của chúng. Đặc biệt, rễ khí sinh chứa nhiều mô khí sinh và cấu trúc mũ mỏng ở đầu. Phân tích phiên mã của cả rễ neo và rễ khí sinh đã được thực hiện để làm sáng tỏ động lực biểu hiện gen trong quá trình hình thành rễ khí sinh. Kết quả cho thấy hormone thực vật auxin điều chỉnh nhiều quá trình khởi tạo rễ khác nhau. Gen liên quan đến auxin IAA19 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào khí sinh trong khi tương tác giữa ethylene và axit abscisic rất quan trọng đối với sự hình thành mô khí sinh. Hơn nữa, cơ chế phân tử đằng sau sự phát triển chống trọng lực của tế bào khí sinh có thể được điều chỉnh bởi sức mạnh giảm của con đường truyền tín hiệu hình thành statolith. Những kết quả này làm sáng tỏ sự hiểu biết về cơ chế hình thành tế bào khí sinh ở cây ngập mặn.

2 Thành phần hóa học
Vỏ của cây Mắm đen có chứa nhiều tanin.
Mắm đen chứa nhiều hợp chất hóa học khác nhau bao gồm các triterpenoid vòng, flavonoid, iridoid, naphtaquinone, polyphenol, polysaccharides và steroid, hầu hết trong số chúng đều thể hiện hoạt tính chống khối u mạnh.
3 Tác dụng của cây Mắm đen
3.1 Chống ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động chống ung thư của các chất chuyển hóa thứ cấp của cây Mắm đen được tinh chế bằng phương pháp chiết xuất soxhlet tuần tự trong nước, etanol, metanol và etyl axetat (EtOAc). Các thí nghiệm đã được thực hiện trên ba dòng tế bào ung thư vú ở người (AU565, MDA-MB-231 và BT483), hai dòng tế bào ung thư gan ở người (HepG2 và Huh7) và một dòng tế bào bình thường (NIH3T3). Tiềm năng hóa trị liệu của chiết xuất cây Mắm đen đã được đánh giá trên mô hình chuột ghép dị chủng. Dữ liệu hiện tại cho thấy chiết xuất EtOAc của lá cây Mắm đen có hàm lượng phenolic và Flavonoid cao nhất và hoạt động chống ung thư, sau sắc ký cột, các phân đoạn EtOAc F2-5, F3-2-9 và F3-2-10 cho thấy tác dụng gây độc tế bào cao hơn các phân đoạn khác. Chiết xuất EtOAc của lá cây Mắm đen cũng ức chế sự phát triển khối u MDA-MB-231 ghép dị chủ ở chuột trụi lông, cho thấy chiết xuất EtOAc của lá cây Mắm đen được coi là có nhiều tiềm năng để phát triển thành một phương pháp điều trị hữu hiệu ở bệnh nhân ung thư vú.
3.2 Kháng virus
Hoạt tính kháng vi-rút của chiết xuất methanol, Ethanol, nước, cloroform và n -hexan của cây Mắm đen đã được đánh giá đối với HIV-1 và HSV. Chiết xuất methanol có hoạt tính kháng vi-rút cao nhất. Do đó cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về loài cây này đối với tác dụng kháng virus.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng
Mắm đen có vị chát, tính thu liễm, có tác dụng sát trùng, chống vi khuẩn và siêu vi khuẩn, kích dục, chống thụ thai.
4.2 Công dụng
Lá cây Mắm đen được dùng để làm phân xanh do có chứa nhiều đạm.
Quả dùng để ăn, cây dùng làm củi, hoa là nguồn thức ăn cho ong mật.
Vỏ thân và vỏ rễ được dùng để làm thuốc trị bệnh phong hủi. Vỏ cũng được dùng để uống với tác dụng ngừa thai.
Nhân dân Trung Quốc sử dụng quả để ăn và làm thuốc trị lỵ.
5 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Mắm đen, trang 59-60. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Saiqi Hao và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 2 năm 2021). Adaptive roots of mangrove Avicennia marina: Structure and gene expressions analyses of pneumatophores, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Cheng Huang và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2016). Polyphenol-rich Avicennia marina leaf extracts induce apoptosis in human breast and liver cancer cells and in a nude mouse xenograft model, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Rahele Namazi và cộng sự (Ngày đăng năm 2013). Inhibitory Activity of Avicennia marina, a Medicinal Plant in Persian Folk Medicine, against HIV and HSV, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2025.