Lẹo Mắt (Thuốc Gan, Núc Áo - Colubrina asiatica (L.) Brongn.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Rosales (Hoa hồng) |
Họ(familia) | Rhamnaceae (Táo ta) |
Chi(genus) | Colubrina |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Colubrina asiatica (L.) Brongn. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Ceanothus asiaticus L. |

Lẹo mắt thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng 2 mét, cây mọc trườn, không có lông, những cành khi còn non có dạng gần tròn, vỏ có màu nâu xám. Phiến lá có dạng hình trái xoan. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Colubrina asiatica (L.) Brongn.
Tên đồng nghĩa: Ceanothus asiaticus L.
Tên gọi khác: Thuốc gan, Kheo, Núc áo, Xà đằng.
Họ thực vật: Rhamnaceae (Táo ta).
1.1 Đặc điểm thực vật

Lẹo mắt thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng 2 mét, cây mọc trườn, không có lông, những cành khi còn non có dạng gần tròn, vỏ có màu nâu xám.
Phiến lá có dạng hình trái Xoan, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4 đến 9cm, chiều rộng từ 2,5 đến 5cm, gốc lá tròn, phần đỉnh thắt lại tạo thành một mũi rộng và tù, mỏng, mép lá có răng, mặt dưới của lá có màu nhạt và sáng hơn mặt trên, gân nổi rõ.
Hoa mọc thành xim ở nách lá, gồm 5 lá đài có dạng hình tam giác, 5 cánh hoa rất hẹp có hình mắt chim, màu trắng ngà hay trắng xanh, nhị 5, ẩn sâu trong cánh hoa, đĩa mật chia thùy, bầu 3 ô.
Quả của cây Lẹo mắt thuộc dạng quả nang, có dạng hình cầu, chiều cao mỗi quả khoảng 5-6mm, hạt 3, có màu nâu đen.

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ và lá.
1.3 Đặc điểm phân bố
Lẹo mắt được tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippin, Australia, Châu Phi, Việt Nam.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Tuyên Quang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lẹo mắt thường mọc rải rác trong những khu rừng thứ sinh, đồi hoang, quanh lùm bụi, dọc ven đường biển.
Thời điểm ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10, có quả từ tháng 8 đến tháng 11.

2 Thành phần hóa học
Vỏ cây Lẹo mắt có chứa Saponin.
16 hợp chất đã được phân lập từ cây Lẹo mắt thông qua phương pháp quang phổ (IR, NMR 1D và 2D) bao gồm 6 axit triterpene, 5 steroid, 1 dẫn xuất axit benzoic, 2 peptide, 1 sesquiterpenoid và 1 jujubogenin.
Ba glycoside jujubogenin mới, cụ thể là 3''-O-acetylcolubrin (1); 3'',2'"-O-diacetylcolubrin (2), và 3' '-O-acetyl-6' '-O-trans-crotonylcolubrin (3), đã được phân lập từ lá của cây Lẹo mắt, ngoài colubrin, Rutin và kaempferol 3-O-rutinoside đã biết. Các hợp chất 1-3 đã được phân lập và tinh chế thông qua sự kết hợp của các quy trình sắc ký và xác định cấu trúc bằng các phương pháp quang phổ.

3 Tác dụng của cây Lẹo mắt
Chiết xuất methanol của Ceanothus americanus đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn đối với các tác nhân gây bệnh đường miệng đã được nghiên cứu. Thông qua quá trình phân đoạn và tinh chế được hướng dẫn bằng xét nghiệm sinh học tiếp theo, ba triterpen (axit ceanothic, axit 27-hydroxy ceanothic và axit ceanothetric) và hai Flavonoid (maesopsin và maesopsin-6-O-glucoside) đã được xác định. Trong số các hợp chất này, axit ceanothetric và maesopsin-6-O-glucoside là những hợp chất mới. Axit ceanothic và axit ceanothetric đã chứng minh tác dụng ức chế tăng trưởng đối với Streptococcus mutans, Actinomyces viscosus, Porphyromonas gingivalis và Prevotella intermedia với MIC dao động từ 42 đến 625 microgam ml-1. Maesopsin, glucoside của nó và axit 27-hydroxy ceanothic không hoạt động ở nồng độ dưới 500 microgam ml-1.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Nhân dân Nuven Caledoni thường sử dụng rễ và vỏ cây xem như có tính khử lọc, phòng ngừa bệnh Scorbut, làm liền sẹo.
Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng rễ và lá cây được xem như có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt.
4.2 Công dụng

Nhân dân Nuven Caledoni sử dụng chồi non của cây Lẹo mắt dùng để ăn sau khi nấu kỹ nhưng cây khi còn tươi có độc tính. Người ta còn dùng vỏ (có thể dùng lá) để giặt quần áo. Ngoài ra, cây Lẹo mắt còn được dùng để làm duốc cá.
Tại nước ta, lá cây Lẹo mắt khi nhai cùng nước bột có tác dụng trừ độc ở những vết cắn của rết.
Dân gian thường dùng cây Lẹo mắt phối hợp với cây Ráy gai để chữa bệnh xơ gan cổ trướng.
Còn một thứ của loài cây này là var. subpubescens (Pit.) Johnst. thường được gọi là Núc áo, Kheo với đặc điểm thực vật thuộc dạng cây bụi nhỏ, có ít lông, chiều cao mỗi cây khoảng 1 mét, thường được tìm thấy ở Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thường dùng rễ và lá để làm thuốc thanh nhiệt, tiêu thũng.
5 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Lẹo mắt, trang 1310-1311. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Watchara Sangsopha và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2018). Chemical constituents and biological activities from branches of Colubrina asiatica, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả X C Li và cộng sự (Ngày đăng năm 1997). Antimicrobial compounds from Ceanothus americanus against oral pathogens, PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả S S Lee và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2000). New jujubogenin glycosides from Colubrina asiatica, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2025.