Kinh Giới Đất (Elsholtzia winitiana Craib)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Lamiaceae (Bạc hà) |
Chi(genus) | Elsholtzia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Elsholtzia winitiana Craib |

Kinh giới đất thuộc dạng cây bụi, mọc xum xuê, cây thường sống lâu năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,7 đến 1,2 mét. Thân cành vuông, bề mặt có màu lục nhạt, lông trắng dày, sau có màu nâu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Elsholtzia winitiana Craib
Tên gọi khác: Kinh giới dày.
Họ thực vật: Lamiaceae (Bạc Hà).

1.1 Đặc điểm thực vật
Kinh Giới đất thuộc dạng cây bụi, mọc xum xuê, cây thường sống lâu năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,7 đến 1,2 mét.
Thân cành vuông, bề mặt có màu lục nhạt, lông trắng dày, sau có màu nâu.
Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình mác, gốc và đầu lá thuôn nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng từ 7 đến 10cm, chiều rộng từ 3 đến 6cm, mặt trên cua rlas có màu lục sẫm, bề mặt phủ một lớp lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, các gân có lông trắng dày sau chuyển thành những tuyến nhỏ có màu đỏ, gân nổi rõ, mép lá khía răng đều, những lá ở ngọn rất ngắn, khi vò lá thì thấy có mùi thơm như sả.
Cụm hoa mọc thành bông đơn hoặc phân nhánh thẳng đứng ở ngọn, cụm hoa có dạng hình trụ, chiều dài khoảng 4 đến 6cm, những lá bắc dài hơn hoa. Hoa của cây Kinh giới đất có màu lục nhạt, đài có răng không đều, mặt ngoài phủ lông, tràng có ống ngắn, môi trên có phủ lông tuyến, môi dưới dài hơn, nhị nhẵn, bầu nhẵn.
Quả ít khi bắt gặp.
Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 4.

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá và cành.
Thời điểm thu hái: Thu hái trước khi cây có quả hoặc mới có một ít nụ hoa.
Chế biến: Phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Elsholtzia (Lamiaceae) được tìm thấy rộng rãi ở Đông Á, Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Cho đến nay, người ta báo cáo rằng có ít nhất 33 loài thực vật thuộc chi này phân bố ở Trung Quốc. Hầu hết các loài trong chi Elsholtzia sinh sống ở độ cao từ 1000 đến 3000 mét.
Kinh giới đất được tìm thấy ở một số quốc gia trên thế giới bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Tại nước ta, Kinh giới đất phân bố rải rác khác ở các tỉnh đồng bằng hoặc trung du. Kinh giới đất thường mọc ở vùng đồi núi, đất sau nương rẫy hay ven rừng. Độ cao phân bố dưới 1600 mét.
Kinh giới đất là cây sống một năm, có bản chất là loài ưa sáng, ưa ẩm, những cây mọc từ hạt được tìm thấy vào giữa tháng 3 hoặc tháng 4, trải qua mùa hè thì bắt đầu có quả, sau đó chuyển sang tàn lụi vào giữa mùa thu.
Kinh giới đất tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.
2 Thành phần hóa học
Kinh giới đất có chứa Flavonoid, phenylpropanoid, terpenoid và các hợp chất khác.

3 Tác dụng của cây Kinh giới đất
Các loại cây trong chi Elsholtzia đã được sử dụng để điều trị cảm lạnh, đau đầu, viêm họng, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm thận. Các nghiên cứu dược lý về chiết xuất và hợp chất tinh khiết từ Elsholtzia bao gồm các hoạt động kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ thiếu máu cục bộ cơ tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây Kinh giới đất vẫn còn hạn chế.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Kinh giới đất có tác dụng cầm máu, tiêu độc.
4.2 Công dụng
Kinh giới đất thường được dùng trong trường hợp nhức đầu, cảm cúm, cảm phong thấp co cứng, chân tay tê buốt, cảm cúm không ra mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mặt phù nề, cước khí, viêm dạ dày, mắt phù nề.
Liều dùng là 4 đến 8g đem hãm lấy nước uống hoặc sắc uống.
Nếu dùng Kinh giới đất để chữa hôi miệng, viêm lợi chảy máu thì dùng cây đem sắc rồi lấy nước để ngậm.

5 Cây kinh giới đất trị bệnh gì?
5.1 Chữa cảm phong thấp, không ra mồ hôi
30g thân cành hoa lá của cây Kinh giới đất cho vào ấm cùng với nước, bịt kín rồi sắc, thêm 1 chén rượu vào rồi uống khi còn nóng, dùng chăn đắp kín cho đến khi ra mồ hôi.
5.2 Chữa cảm thấp nặng, gáy lưng cứng đờ, tay chân co quắp, rét run, mình nặng khớp đau
10g Kinh giới đất.
10g Địa Liền.
10g Thiên niên kiện.
10g Quế chi.
Các vị đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
6 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Kinh giới đất, trang 121-122. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.
- Tác giả Zhiqin Guo và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2012). Elsholtzia: phytochemistry and biological activities, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2025.