Kim ngân rừng (Nhẫn đông rừng - Lonicera bournei Hemsl.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Ngành thực vật có mạch)

Magnoliopsida (Lớp Hai lá mầm (Ngọc Lan))

Bộ(ordo)

Dipsacales (Tục đoạn)

Họ(familia)

Caprifoliaceae (Kim ngân)

Chi(genus)

Lonicera L.

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Lonicera bournei Hemsl.

Kim ngân rừng (Nhẫn đông rừng - Lonicera bournei Hemsl.)

Kim ngân rừng là loại cây bụi dây leo. Cành cây có hình trụ, phủ lớp lông ngắn màu vàng nhạt. Người dân và các thầy thuốc thường cho rằng, công dụng của kim ngân rừng tương tự như cây kim ngân, nên có thể được sử dụng thay thế trong một số trường hợp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Tên tiếng Việt: Kim ngân rừng

Tên khoa học: Lonicera bournei Hemsl.

Họ: Caprifoliaceae (Kim ngân)

1 Đặc điểm thực vật 

Kim ngân rừng là loại cây bụi dây leo. Cành cây có hình trụ, phủ lớp lông ngắn màu vàng nhạt. Lá mọc đối xứng, dáng trái Xoan hoặc mũi mác, dài từ 2 đến 7 cm và rộng khoảng 2 – 3,5 cm. Gốc lá tròn, đầu lá nhọn, mặt trên lá bóng và xanh đậm, trong khi mặt dưới có màu nhạt hơn, gân và mép lá đều có lông.

Cụm hoa xuất hiện ở kẽ lá, gần ngọn, mỗi cụm thường có hai hoa. Lá bắc và lá bắc con nhỏ, có lông phủ. Hoa khi mới nở có màu trắng, sau chuyển vàng. Đài hoa chia thành năm răng nhỏ, mang lông mịn. Tràng hoa hình ống hẹp, dài từ 3,5 – 4,5 cm, có một ít lông. Nhị hoa gồm 5 chiếc, hơi thò ra ngoài, bầu nhẵn.

Cây rất hiếm khi ra quả.

Thời gian ra hoa quả: Từ tháng 11 đến tháng 2.

Kim ngân rừng
Kim ngân rừng

2 Phân bố và sinh thái

2.1 Phân bố

Cây Kim ngân rừng là loài cây quý hiếm, phân bố giới hạn. Hiện cây được phát hiện ở vùng Sầm Nưa (Lào) và tại Lai Châu (Việt Nam), thường mọc ở độ cao trên 1000m.

2.2 Sinh thái

Loài này ưa ánh sáng và môi trường ẩm, sinh sống trong hệ thực vật núi đá vôi cùng các loại cây bụi và dây leo khác. Cây phát triển mạnh vào mùa hè và mùa thu, dễ tái sinh dù bị chặt phá nhiều lần. Phương pháp trồng chủ yếu là giâm cành, vì chưa có ghi nhận cây mọc từ hạt. Do sự hiếm gặp, kim ngân rừng đã được đưa vào danh sách các loài thực vật cần bảo vệ trong Sách Đỏ từ năm 1996.

Kim ngân rừng
Kim ngân rừng

3 Bộ phận sử dụng

Hoa (chưa nở hoàn toàn), thân và cành của cây thường được thu hái, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

4 Tính vị, công dụng của cây Kim Ngân Rừng

Người dân và các thầy thuốc thường cho rằng, công dụng của kim ngân rừng tương tự như cây kim ngân, nên có thể được sử dụng thay thế trong một số trường hợp.

5 Phân biệt 3 loài Kim ngân 

So sánh 3 loài Kim ngân
So sánh 3 loài Kim ngân
Đặc điểmKim ngân (Lonicera japonica Thunb.)Kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd.)Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl.)
Dạng câyCây leo, thân quấn, dài tới 10mCây leo, thân quấnCây bụi leo
CànhCành non có lông mịn, thân già xoắnCành non có lông, khi già có màu hơi đỏCành hình trụ, có lông ngắn màu vàng nhạt

- Mọc đối, hình trứng, dài 4-7cm, rộng 2-4cm

- Cả hai mặt có lông mịn

- Mọc đối, hình trái xoan hoặc mũi mác, dài 2-8cm, rộng 1-4cm

- Mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, lá già có thể xẻ thùy nông

- Mọc đối, hình trái xoan – mũi mác, dài 2-7cm, rộng 2-3,5cm

- Mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, mép lá có lông

Cụm hoaMọc từng đôi ở nách lá gần ngọnMọc thành xim ở kẽ lá gần ngọn, mỗi xim gồm 2 hoaMọc ở kẽ lá gần ngọn, gồm 2 hoa
Hoa

- Màu trắng, sau vàng nhạt, thơm nhẹ

- Tràng hoa có 5 cánh dính tạo thành ống, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài

- Màu trắng, sau vàng, đài 5 răng ngắn

- Tràng dài 3,3-4,7cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông, nhị 5, đính ở phần trên ống tràng, nhị thò ra ngoài

- Màu trắng, sau vàng

- Đài 5 răng hình tam giác, có lông ngắn dạng mi, tràng ống hình trụ hẹp dài 3,5-4,5cm, có ít lông, nhị 5 đính ở họng tràng, hơi thò ra ngoài

QuảHình trứng, dài 5mm, màu đenHình cầu, vỏ nhẵn, màu đenÍt gặp
Mùa hoa quả

Hoa: Tháng 2-7

Quả: Tháng 6-8

Hoa, quả: Tháng 3-5Hoa, quả: Tháng 11-2
Sinh thái

- Ưa ẩm, ưa sáng

- Thường leo trên cây bụi và cây gỗ nhỏ ở ven rừng đá vôi và rừng thứ sinh

- Ưa sáng, ưa ẩm

- Mọc ở chân núi đá vôi, mép nước trong thung lũng núi đá vôi

- Ưa sáng, ưa ẩm

- Mọc trên núi đá vôi, lẫn với cây bụi và dây leo khác

Phân bố

- Miền Bắc Việt Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh)

- Trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam

- Có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản

- Việt Nam: Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa

- Cũng gặp ở Lào, Trung Quốc

- Hiếm, chỉ có ở Sầm Nưa (Lào) và Lai Châu (Việt Nam)

- Độ cao trên 1000m

Khả năng tái sinhGiâm cành dễ, trồng được từ cành bánh tẻ 20-40cmTái sinh từ hạt, có khả năng nảy chồi mạnh, cành mọc chồi vào vụ xuân hè, có thể trồng bằng thân hoặc cànhKhả năng tái sinh tốt dù bị chặt phá nhiều lần, có thể trồng từ cành

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Kim ngân rừng, trang 112. Truy cập ngày 01 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Kim ngân rừng (Nhẫn đông rừng - Lonicera bournei Hemsl.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789