Khế Rừng (Cây Cháy Nhà - Rourea minor (Gaertn.) Leenh.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Oxalidales (Chua me đất)

Họ(familia)

Connaraceae (Khế rừng)

Chi(genus)

Rourea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Rourea minor (Gaertn.) Leenh.

Danh pháp đồng nghĩa

Rourea microphylla (Hook. et Arn.) Planch

Khế Rừng (Cây Cháy Nhà - Rourea minor (Gaertn.) Leenh.)

Khế rừng thuộc dạng cây nhỏ, cây thường mọc thành từng bụi thấp, cành lá xum xuê. Thân cây cứng giòn, vỏ thân có màu nâu xám đến nâu đen. Lá thuộc dạng lá kép lông chim. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Rourea microphylla (Hook. et ARN.) Planch

Tên đồng nghĩa: Rourea minor (Gaertn.) Leenh.

Tên gọi khác: Cây cháy nhà, Dây lửa, Dây quai xanh, Lầy chí thẳng, May phường đông (Tày), Tróc cẩu.

Họ thực vật: Connaraceae (Khế rừng).

1.1 Đặc điểm thực vật

Dưới đây là hình ảnh cây khế rừng:

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Khế rừng thuộc dạng cây nhỏ, cây thường mọc thành từng bụi thấp, cành lá xum xuê.

Thân cây cứng giòn, vỏ thân có màu nâu xám đến nâu đen. Lá thuộc dạng lá kép lông chim lẻ, lá cây mọc so le, gồm 9 đến 13 lá chét mỏng, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng, chiều dài mỗi lá khoảng 2 đến 4cm, chiều rộng từ 1 đến 2cm, gốc lá có dạng hình tròn hoặc hơi lệch, đầu lá thuôn nhọn hơi tù, mép lá nguyên, hai mặt của lá nhẵn, mặt trên của lá có màu lục bóng, mặt dưới có màu xám nhạt, những lá khi còn non có màu hồng đỏ.

Cụm hoa mọc thành chùm thưa ở kẽ lá gần ngọn, ngắn hơn lá, hoa có màu trắng, đài 5 răng ngắn, hình chén, tràng 5 cánh tròn, nhị 10, 5 nhị ngắn, 5 nhị dài, bầu hơi có lông.

Quả khế rừng có kích thước nhỏ, dài, quả hơi cong, đầu nhọn.

Mùa hoa quả từ tháng 6 đến tháng 10.

1.2 Thu hái và chế biến

Toàn cây Khế rừng
Toàn cây Khế rừng

Bộ phận dùng: Thân cành.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Bỏ lá, thái mỏng, thường dùng tươi hay phơi khô hoặc sao vàng.

Ngoài ra, lá và rễ cây cũng được sử dụng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Rourea Aubl. trên thế giới là một chi lớn, các loài trong chi này chủ yếu là các loài dây leo, cây gỗ, cây bụi nhưng cây gỗ thường hiếm hơn. Chi này thường được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Trung Mĩ và Nam Mĩ, Madagascar, Châu Phi, Đông Nam Á, Australia. Tại nước ta, chi này có 3 đến 4 loài, trong đó cây Khế rừng là loài phổ biến, thường được bắt gặp ở vùng núi thấp, các tỉnh trung du, độ cao phân bố dưới 1000 mét.

2 Thành phần hóa học

Hình ảnh lá cây khế rừng
Hình ảnh lá cây khế rừng

Thân và lá của cây Khế rừng có chứa tanin.

Theo một số tác giả, cành và lá cây Khế rừng còn chứa quercetin -3-O-alpha-L-rhamnopyranoside, quercetin, hyperin, astilbin, beta-sitosteryl, beta-sitosterol.

Lethedocin 3′-O-β-D-glucopyranoside và 3-O-(6′-O-vanilloyl)-β-D-glucopyranosyl 4-hydroxyphenethyl alcohol là 2 thành phần mới được phát hiện ở cây Khế rừng.

3 Tác dụng của cây Khế rừng

3.1 Tác dụng dược lý

Hình ảnh lá cây khế rừng
Hình ảnh lá cây khế rừng

Phân đoạn định hướng sinh học của chiết xuất CHCl(3) có hoạt tính chống sốt rét của thân khô của cây Khế rừng đã phân lập được hai glycoside, rourinoside (1) và rouremin (2) và năm hợp chất đã biết, 1-(26-hydroxyhexacosanoyl)-glycerol (3), 1-O-beta-D-glucopyranosyl-(2S,3R,4E-8Z)-2-N-(2'-hydroxypalmitoyl)-octadecasphinga-4,8-dienine, 9S,12S,13S-trihydroxy-10E-octadecenoic acid, dihydrovomifoliol-9-beta-D-glucopyranoside và beta-sitosterol glucoside. Các hợp chất 1-3 cho thấy hoạt tính yếu trong ống nghiệm chống lại Plasmodium falciparum.

3.2 Công dụng trong Y học cổ truyền

Quả của cây Khế rừng
Quả của cây Khế rừng

Nhân dân thường sử dụng cây Khế rừng cho trường hợp phụ nữ sau khi sinh nhằm mục đích lưu thông khí huyết, kích thích ăn ngon. Ngoài ra, Khế rừng còn dùng cho những người mới ốm dậy, bệnh nhân lớn tuổi đau nhức gân xương.

Khi dùng thì lấy 20-40g dược liệu đem giã nhỏ, hãm cùng với nước sôi, có thể uống hàng ngày thay cho nước chè, thời gian điều trị trong khoảng vài tuần. Thuốc hãm từ cây Khế rừng có mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.

Có thể dùng riêng hoặc phối hợp Khế rừng với rễ cây Bổ Béo, toàn cây Ké hoa vàng, toàn cây Dạ cẩm, nhân quả Giun thái nhỏ, phơi khô, các vị đem sắc cùng với 400ml nước đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

Rễ và lá cây Khế rừng đem phơi khô, sắc lấy nước uống trong trường hợp đái rắt, đái vàng, mụn nhọt.

Lá cây Khế rừng có thể dùng ngoài cùng với lá Sắn dây, Cỏ lào trong trường hợp chảy máu, vết thương chảy máu.

Nhân dân Trung Quốc thường dùng Khế rừng để làm thuốc đắp ngoài.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng rễ và cành non để làm thuốc bổ đắng, dùng để điều trị thấp khớp, đái tháo đường, bệnh thiếu Vitamin C, bệnh phổi.

Rễ cây được dùng làm thuốc nhuận tràng nhẹ, chữa loét da, các bệnh về da.

Quả khế rừng khô
Quả khế rừng khô

4 Cây Khế rừng trị bệnh gì?

4.1 Phụ nữ sau sinh kém ăn

10 thân cây Khế rừng.

200ml nước.

Đun và để nước sôi liên tục trong vòng nửa giờ.

Chia làm 3 lần uống trong ngày.

4.2 Chữa nước tiểu vàng, tiểu tiện khó khăn

20g lá cây Khế rừng sao thơm, thêm nước, đun sôi, chia làm 3 lần uống trong ngày.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Khế rừng, trang 75-76. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Zhen-Dan He và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2006). Rourinoside and rouremin, antimalarial constituents from Rourea minor, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Khế Rừng (Cây Cháy Nhà - Rourea minor (Gaertn.) Leenh.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595