Kê Náp (Kenaf - Hibiscus cannabinus L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malvales (Bông) |
Họ(familia) | Malvaceae (Bông) |
Chi(genus) | Hibiscus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Hibiscus cannabinus L. |

Kê náp thuộc dạng cây thảo, sống hàng năm hoặc nhiều năm, cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 5 mét, thân cây có nhiều gai nhỏ mọc rải rác. Lá cây chia thùy hình chân vịt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Hibiscus cannabinus L.
Họ thực vật: Malvaceae (Bông).

1.1 Đặc điểm thực vật
Kê náp thuộc dạng cây thảo, sống hàng năm hoặc nhiều năm, cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 5 mét, thân cây có nhiều gai nhỏ mọc rải rác.
Lá cây chia thùy hình chân vịt, nhìn tương tự như lá gai mèo, thùy lá không có lông, hình giống ngọn giá, nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng từ 3 đến 7cm, chiều rộng từ 6 đến 20mm, mép lá có răng thưa, chiều dài mỗi cuống lá khoảng từ 6 đến 20cm, lá có gai nhỏ, những lá kèm có dạng hình sợi, chiều dài khoảng từ 5 đến 7mm.
Hoa Kê náp mọc đơn độc ở nách lá, xếp thành chùm ở ngọn thân, cuống hoa khỏe. Đài con có 8 phiến hình dải, chiều dài khoảng 1cm, mọc đứng, gập lại bên trên của quả. Đài hợp có phủ một lớp lông mềm trắng, dây tơ cứng như gai, cánh hoa mọc trải ra, có dạng hình nêm, chiều dài khoảng 5cm.
Quả bao bọc bởi đài và đài con, quả có dạng hình tháp, bên ngoài phủ một lớp lông cứng, có màu hơi vàng vàng, khi mở thành 5 van.
Hạt của cây nhẵn, có màu nâu.
Dưới đây là hình ảnh cây Kê náp:


1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, hạt.
1.3 Đặc điểm phân bố
Kê náp là cây có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhập về trồng để lấy sợi. Cây sưa khí hậu nắng nóng, thời điểm ra hoa là từ tháng 8 đến tháng 9.

2 Thành phần hóa học
Hạt có chứa dầu béo tương tự như dầu lạc, thành phần có rubidium, thorium, radium. Bên cạnh đó, nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như axit béo omega-3 và sterol, cũng như các hợp chất phenolic, bao gồm kaempferol, axit vanillic, axit syringic, axit caffeic, axit gallic, axit p-hydroxybenzoic, p-coumaric và axit ferulic đã được xác định trước đó từ chiết xuất hạt của cây Kê náp.
Cánh hoa của cây Kê náp có chứa glucosid cannabisscitrin và flavonol cannabiscetin.

3 Tác dụng của cây Kê náp
3.1 Tác dụng dược lý
Lá và hạt của cây Kê náp có nhiều đặc tính dược liệu quan trọng, bao gồm chống ung thư, chống oxy hóa, giảm đau, chống viêm, kích thích tình dục và hoạt động bảo vệ gan.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác động của nhiều dung môi khác nhau đến năng suất chiết xuất, khả năng thu hồi polyphenol và Flavonoid, đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư và kháng khuẩn của lá và hạt Kenaf. Bột lá và hạt được chiết xuất riêng biệt bằng n -hexan, etyl axetat, etanol và dung môi nước. Trong số đó, chiết xuất etanol của lá và hạt cho năng suất chiết xuất cao nhất và phân tích GC-MS của chúng cho thấy tổng cộng 55 và 14 hợp chất hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy rằng, hạt Kenaf được chiết xuất bằng dung môi phân cực được phát hiện được rất nhiều các hoạt tính sinh học và tác dụng dược lý khác nhau, đây được coi là nguồn thảo dược tiềm năng chứa chất chống oxy hóa cần được nghiên cứu thêm.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Hạt của cây Kê náp có tác dụng kích dục, làm béo.
Lá của cây Kê náp có vị chua, dùng để giải độc, thanh nhiệt, xổ, kiện vị.
3.2.2 Công dụng
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu được dùng trong trường hợp thiểu năng mật với độ chua mạnh.
Hạt của cây Kê náp thường dùng ngoài để đắp vết thương và vết bầm giập.
Lá cây được nhân dân Trung Quốc dùng làm thuốc trị sang dương thũng độc.

4 Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Cây Kê náp ngâm rượu có tác dụng gì?
Y học cổ truyền chưa thấy sử dụng cây Kê náp để ngâm rượu, do đó bạn đọc cần lưu ý trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
4.2 Cây Kê náp có bị cấm không?

Cây kê náp được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh. Các nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy đây là một loại thảo dược có tiềm năng chống oxy hóa đáng kể.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Kê náp, trang 1200. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
Tác giả Md Adnan và cộng sự (Ngày đăng năm 2020). Kenaf (Hibiscus cannabinus L.) Leaves and Seed as a Potential Source of the Bioactive Compounds: Effects of Various Extraction Solvents on Biological Properties, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.