Hương Núi (Hóa Hương - Platycarya strobilacea)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Fagales (Sồi)

Họ(familia)

Juglandaceae (Hồ đào)

Chi(genus)

Platycarya

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Platycarya strobilacea Sieb. et Zucc

Hương Núi (Hóa Hương - Platycarya strobilacea)

Hương núi thuộc dạng cây gỗ nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 4-5 mét, cây rụng lá, những cành khi còn non có phủ một lớp lông mịn. Lá thơm, lá mọc kép lông chim lẻ. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Platycarya strobilacea Sieb. et Zucc

Tên gọi khác: Hóa hương, Hồ đào núi.

Họ thực vật: Juglandaceae (Hồ đào).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Hương núi
Đặc điểm thực vật của cây Hương núi

Hương núi thuộc dạng cây gỗ nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 4-5 mét, cây rụng lá, những cành khi còn non có phủ một lớp lông mịn.

Lá thơm, lá mọc kép lông chim lẻ, chiều dài mỗi lá khoảng từ 15 đến 30cm, có 7-23 lá chét, không có cuống phụ, phiến lá chét dài khoảng 4-12cm, rộng từ 2-4cm, không cân xứng, mặt dưới ở phần gần gốc có lông, gồm 10 đến 13 đôi gân bên, mép lá có răng.

Hoa mọc thành bông đuôi sóc, gồm bông đực và cái, hoa đực trần, hoa cái có bầu.

Quả mọc thành cụm hình chùy, chiều dài khoảng từ 2 đến 4cm, chiều rộng từ 1,7 đến 3cm. Quả thuộc dạng quả bế, kích thước nhỏ, djet, có 2 cánh hẹp và dài, màu nâu vàng.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Cụm quả, lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hương núi được tìm thấy ở Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở mốt số tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa.

Hương núi thường mọc trong những khu rừng thứ sinh, vùng núi đá, độ cao phân bố khoảng từ 800 đến 1600 mét. Thời điểm ra hoa là từ tháng 4 đến tháng 5, có quả vào tháng 8 đến tháng 9.

2 Thành phần hóa học

Vỏ rễ và thân cây có chứa tanin, gỗ cây có mùi thơm của tinh dầu.

Các nghiên cứu về thực vật hóa học cho thấy cây Hương núi chủ yếu chứa các thành phần dễ bay hơi, phenol, terpenoid và carbohydrate. Hoạt động dược lý của cây Hương núi bao gồm tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, tác dụng chống khối u và tác dụng chống oxy hóa. Cây Hương núi đặc biệt có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính.

Cụm hoa của cây Hương núi
Cụm hoa của cây Hương núi

3 Tác dụng của cây Hương núi

3.1 Ức chế quá trình mất xương ổ răng

Quá trình tái tạo xương ổ răng được kiểm soát bởi sự tiêu xương do tế bào hủy xương trung gian và sự hình thành xương do tế bào tạo xương gây ra. LPS của Porphyromonas gingivalis, một tác nhân chính gây ra viêm nha chu, sản xuất ra các cytokine tiền viêm trong các tế bào miễn dịch của vật chủ, do đó kích hoạt quá trình sinh tế bào hủy xương và dẫn đến sự tiêu xương ổ răng. Do đó, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu xác định tiềm năng chống viêm nha chu của chiết xuất lá cây Hương núi.

Kết quả cho thấy, chiết xuất lá cây Hương núi có tác dụng ức chế sản xuất TNF-α do P. gingivalis gây ra và tiêu xương và thúc đẩy quá trình hình thành xương. Chiết xuất lá cây Hương núi có thể phát triển thành một hoạt chất có lợi để tăng cường sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa mất xương ở răng do viêm nha chu gây ra.

3.2 Ngăn ngừa thiếu máu não cục bộ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của chiết xuất lá cây Hương núi đối với bệnh thiếu máu não cục bộ trên chuột.

Kết quả cho thấy rằng, Hương núi có thể điều chỉnh tăng nồng độ heme oxygenase-1 (HO-1), một loại enzyme chống oxy hóa ở vùng tổn thương. Do đó, có thể nghiên cứu thêm về chiết xuất từ lá của cây Hương núi để phát huy tác dụng bảo vệ chống lại thiếu máu não cục bộ.

Tác dụng của cây Hương núi
Tác dụng của cây Hương núi

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Cụm quả có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, thuận khí khư phong, táo thấp sát trùng.

Lá cây có tác dụng giải độc, lý khí, chỉ thống, tiêu thũng.

4.2 Công dụng

Lá cây được dùng để diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da.

Quả và vỏ cây được dùng để làm thuốc nhuộm vải.

Gỗ thơm được dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường dùng cụm quả trong trường hợp đau ngực do nội thương, gân cốt buốt đau, đau bụng, mẩn ngứa, eczema.

Lá cây được dùng để trị vô danh thũng độc, gân cốt buốt đau.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Hóa hương, trang 1096-1097. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Joo-Hee Lee và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2018). Platycarya strobilacea leaf extract inhibits tumor necrosis factor-α production and bone loss induced by Porphyromonas gingivalis-derived lipopolysaccharide, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Ji Hye Lee và cộng sự (Ngày đăng 31 tháng 12 năm 2019). Platycarya strobilacea leaf extract protects mice brain with focal cerebral ischemia by antioxidative property, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  4. Tác giả Peiyuan Zhao và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2022). Platycarya strobilacea Sieb. et Zucc.: a review of its traditional uses, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hương Núi (Hóa Hương - Platycarya strobilacea)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789