Hoắc Hương Núi (Cứt Ngựa - Teucrium viscidum Blume)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Lamiaceae (Hoa môi)

Chi(genus)

Teucrium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Teucrium viscidum Blume

Hoắc Hương Núi (Cứt Ngựa - Teucrium viscidum Blume)

Hoắc hương núi thuộc dạng cây thảo sống nhiều năm, chiều cao mỗi chồi khoảng 30 đến 70cm, phần gốc đôi khi hóa gỗ, cây phân nhánh ít hay nhiều. Phiến lá mỏng, có dạng hình trứng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Teucrium viscidum Blume

Tên gọi khác: Cứt ngựa.

Họ thực vật: Lamiaceae (Hoa môi).

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoắc hương núi thuộc dạng cây thảo sống nhiều năm, chiều cao mỗi chồi khoảng 30 đến 70cm, phần gốc đôi khi hóa gỗ, cây phân nhánh ít hay nhiều.

Phiến lá mỏng, có dạng hình trứng, chiều dài mỗi phiến lá khoảng 3-10cm, chiều rộng từ 1,5 đến 4,5cm, mép lá có khía răng cưa, cuống lá ngắn.

Cụm hoa có dạng chùm đơn hay chùy, chiều cao khoảng 5 đến 8cm, cụm hoa mọc ở ngọn và nách lá, gồm nhiều vòng, mỗi vòng có 2 hoa, lá bắc có dạng hình mũi mác. Hoa có cuống dài hình ống, phủ nhiều lông dài, tràng hoa màu hồng có ống ngắn, gần nhưng không thò ra, tràng có phủ lông, mỗi phiến có 5 thùy nhỏ, nhị 4, 2 trội, vòi dài.

Quả của cây Hoắc hương núi thuộc dạng quả bế tư, có hình trái Xoan.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rửa sạch, có thể dùng tươi hay phơi khô, thường bó lại thành từng bó để tiện sử dụng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoắc hương núi được tìm thấy ở Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở một số tỉnh thành như Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.

Hoắc hương núi sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh sáng và ẩm, thường mọc trên các bãi hoang, ven đường, ven rừng, độ cao phân bố lên đến 1500 mét.

Thời điểm ra hoa từ tháng 3 đến tháng 4, có quả vào tháng 8 đến tháng 10.

2 Thành phần hóa học

Hoa của cây Hoắc hương núi
Hoa của cây Hoắc hương núi

Một triterpenoid loại ursane mới, 3β-hydroxy-urs-30-pZ-hydroxycinnamoyloxy-12-en-28-oic-acid (1), cùng với ba triterpenoid đã biết bao gồm 3β-hydroxy-urs-30-pE-hydroxycinnamoyloxy-12-en-28-oic-acid (2), 2α,3β,19α-trihydroxy-urs-12-en-28-oic-acid (3) và axit ursolic (4),ngoài ra, cây Hoắc hương núi còn chứa 4 lignan bao gồm pinoresinol (5), 9α-hydroxypinoresinol (6), (+)-medioresinol (7), và (+)-kobusin (8) và 2 steroid bao gồm β-sitosterol (9) và daucosterol (10), đã được phân lập từ toàn bộ các bộ phận của cây Hoắc hương núi.

3 Tác dụng của cây Hoắc hương núi

8 dẫn xuất coumaroyltyramine glucosylated mới, teuvissides AH (1-8), được phân lập từ toàn bộ cây Teucrium viscidum. Cấu trúc của các hợp chất này đã được phân tích bằng dữ liệu quang phổ và phương pháp hóa học. Tác dụng chống tăng đường huyết của các hợp chất này đã được đánh giá trong tế bào HepG2 và tế bào mỡ 3T3-L1, kết quả cho thấy rằng, tất cả các phân lập đều gây ra các mức tiêu thụ Glucose khác nhau ở nồng độ 2,0 μM. Teuvissides A (1), B (2) và F (6) gây ra sự thay đổi lần lượt là 2,2, 2,1 và 2,2 lần trong mức tiêu thụ glucose trong tế bào HepG2 và sự thay đổi lần lượt là 2,5, 2,1 và 2,3 lần trong tế bào mỡ 3T3-L1 so với mức cơ bản. Nghiên cứu cho thấy rằng, dẫn xuất coumaroyltyramine glycosylated từ cây Hoắc hương núi thể hiện chống tăng đường huyết.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Toàn cây Hoắc hương núi
Toàn cây Hoắc hương núi

4.1 Tính vị, tác dụng

Hoắc hương núi có vị đắng, cay, tính mát có tác dụng tiêu phù, cầm máu, giảm đau, giải độc.

4.2 Công dụng

Hoắc hương núi thường được dùng trong các trường hợp:

  • Nôn ra máu.
  • Bệnh nhân chảy máu cam.
  • Bệnh nhân đi ngoài phân đen.
  • Bệnh nhân Đau Bụng Kinh.
  • Chó dại cắn.
  • Đụng giập, ổ tụ máu, mụn nhọt, vết thương chảy máu, rắn cắn.
  • Bệnh nhân đau thấp khớp.

Liều dùng từ 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, Hoắc hương núi có thể được dùng ngoài bằng cách giã nát cây tươi để dùng tại chỗ hay nấu nước rửa.

Nhân dân Vân Nam của Trung Quốc thường dùng cây Hoắc hương núi để trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, thổ huyết, viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm amidan, viêm mũi, ghẻ lở, rắn cắn, rết cắn.

Nhân dân thuộc tỉnh Quảng Tây lại dùng Hoắc hương núi để trị họng sưng đau, ho ra máu.

Cây Hoắc hương núi
Cây Hoắc hương núi

4.3 Độc tính

Đã có 1 báo cáo về trường hợp sử dụng cây Hoắc hương núi để uống trị đau lưng. Các phản ứng không mong muốn xuất hiện sau 3 ngày kể từ khi bệnh nhân dùng Hoắc hương núi để trị bệnh. Bệnh nhân có biểu hiện vàng da và có mức bilirubin toàn phần trong huyết thanh là 11,4 mg/dL, alanine aminotransferase là 2620 U/L, aspartate aminotransferase là 1876 U/L và mức phosphatase kiềm là 186 U/L. Việc ngừng sử dụng thuốc thảo dược đã đưa các enzym gan trở lại bình thường sau 2 tháng. Trong thành phần của cây Hoắc hương núi có chứa teucvin, đây được coi là nguyên nhân gây ra các phản ứng không mong muốn ở bệnh nhân.

5 Cây Hoắc hương núi trị bệnh gì?

5.1 Trị đòn ngã tổn thương

Hoắc hương núi 9g.

Húng Quế 9g.

Rau Má lông 9g.

Nghệ đen 9g.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

Lá cây Hoắc hương núi
Lá cây Hoắc hương núi

5.2 Trị nôn ra máu, khí thũng phổi, chảy máu cam

30-60g Hoắc hương núi dùng tươi.

30g Đường đỏ.

Các vị đun sôi lấy nước uống.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cứt ngựa, trang 699-700. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Xincai Hao và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 1 năm 2013). A new triterpenoid from Teucrium viscidum, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Wing Tat Poon và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2008). Hepatitis induced by Teucrium viscidum, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
  4. Tác giả Hua-Wei Lv và cộng sự (Ngày đăng 28 tháng 2 năm 2014). Antihyperglycemic glucosylated coumaroyltyramine derivatives from Teucrium viscidum, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoắc Hương Núi (Cứt Ngựa - Teucrium viscidum Blume)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595