Hoa Tím (Viola odorata L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Violaceae (Hoa tím)

Chi(genus)

Viola

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Viola odorata L.

Hoa Tím (Viola odorata L.)

Hoa tím sống dai, thường có 1 thân rễ phân nhánh và mọc bò, tạo ra những chồi ở dưới đất. Lá xuất hiện đồng thời cùng với hoa, kích thước lá nhỏ (chỉ khoảng 2-4cm). Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Viola odorata L.

Họ thực vật: Violaceae (Hoa tím).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Hoa tím
Đặc điểm thực vật của cây Hoa tím

Hoa tím sống dai, thường có 1 thân rễ phân nhánh và mọc bò, tạo ra những chồi ở dưới đất.

Lá xuất hiện đồng thời cùng với hoa, kích thước lá nhỏ (chỉ khoảng 2-4cm), phiến lá có dạng hình tim hay hình trái Xoan rộng, mép lá có răng, những lá mọc chậm có kích thước lớn hơn.

Hoa có màu tím sẫm, mùi thơm, thường là hoa không sinh sản. Từ các chồi của cùng một năm, sẽ xuất hiện ra những hoa có ống ngắn, có cánh, hầu như không có màu, đây chính là hoa sinh sản và sẽ cho hạt.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Hoa và toàn cây.

Thời điểm thu hái: Hoa thu hái vào tháng 3 đến tháng 4, còn toàn cây thường thu hái vào mùa xuân khi cây có hoa.

Chế biến: Phơi trong bóng râm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa tím là loài có nguồn gốc ở châu Âu, được nhập trồng làm cảnh. Tại nước ta, cây chủ yếu được trồng ở Lâm Đồng (Đà Lạt) và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Cây ra hoa gần như quanh năm.

2 Thành phần hóa học

Toàn cây Hoa tím
Toàn cây Hoa tím

Hoa tím có chứa Acid salicylic, violin, một chất dầu hóa đỏ sau khi tác dụng với acid và hóa xanh sau khi tác dụng với chất kiềm.

Tinh dầu của lá cây Hoa tím già nonadienol.

Rễ cây có chứa saponosid và một alcaloid, odoratin là một triacetonamin có tính chất hạ áp.

Hoa tím có chứa chứa alkaloid, glycoside, Saponin, Methyl Salicylate, chất nhầy và Vitamin C.

3 Tác dụng của cây Hoa tím

3.1 Điều trị mất ngủ mãn tính

Tác dụng của cây Hoa tím
Tác dụng của cây Hoa tím

Một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của cây Hoa tím trong việc điều trị chứng mất ngủ mãn tính.

Bệnh nhân được nhỏ tinh dầu cây Hoa tím vào mũi, mỗi bên nhỏ 2 giọt tương đương 66mg tinh dầu Hoa tím vào buổi tối trước khi ngủ trong một tháng. Tất cả bệnh nhân được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi Chỉ số mức độ mất ngủ (ISI) trước khi bắt đầu thử nghiệm và sau một tháng điều trị.

Kết quả cho thấy hầu hết bệnh nhân cho đáp ứng tốt, một số bệnh nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn nhưng không đáng kể.

3.2 Tăng cường chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ sau mãn kinh

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của siro từ cây Hoa tím đối với chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau mãn kinh.

Bệnh nhân được uống 5ml siro V. odorata hoặc giả dược hai lần một ngày trong 1 tháng.

Kết quả cho thấy, chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể ở nhóm nghiên cứu, do đó cần có nhiều nghiên cứu hơn để phát triển dược liệu này trong việc cải thiện giấc ngủ ở phụ nữ mãn kinh.

Hoa của cây Hoa tím
Hoa của cây Hoa tím

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Hoa có tác dụng làm dịu, làm ra mồ hôi và long đờm.

Rễ cây được dùng để long đờm, gây nôn khi dùng liều cao.

Lá cây có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu.

4.2 Công dụng

Hoa tím thường được dùng trong:

  • Viêm phế quản, dịch ứ đọng ở phế quản.
  • Bệnh nhân bị ho.
  • Người bị viêm Đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân sốt phát ban.
  • Bệnh nhân loét dạ dày và hành tá tràng.
  • Người bệnh viêm họng.
  • Dùng ngoài trong trường hợp bị nứt nẻ vú.

Trong Y học cổ truyền Iran, Hoa tím còn được dùng để điều trị chứng mất ngủ, ho, sốt, cảm lạnh thông thường và đau đầu.

Hình ảnh lá của cây Hoa tím
Hình ảnh lá của cây Hoa tím

4.3 Cách dùng

Thường dùng hoa của cây Hoa tím đun sôi trong nước và hãm uống ngày từ 2-4 chén. Có thể dùng siro hoa bằng cách dùng 100g hoa trong 500g đường, 300g nước, mỗi ngày dùng 30-50g.

Có thể dùng nước sắc từ cây Hoa tím để làm thuốc long đờm bằng cách dùng 1 thìa cà phê mỗi chén.

Nếu muốn gây nôn thì dùng 3-4 thìa cà phê mỗi chén hoặc dùng 1-5g bột rễ cây.

Dùng dịch lá cây để tẩy.

Có thể dùng ngoài bằng cách lấy lá cây đem nấu nước để làm thuốc đắp hoặc dùng lá cây tươi đem giã nát rồi đắp.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Hoa tím, trang 1090. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Zohre Feyzabadi và cộng sự (Ngày đăng 14 tháng 12 năm 2014). Efficacy of Viola odorata in Treatment of Chronic Insomnia, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Fatemeh Zahra Karimi và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2024). Effects of Viola odorata syrup on sleep quality in menopausal women: a randomized, triple-blind, controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Tím (Viola odorata L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789