Hồ Chi (Lespedeza cuneata)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Hedysarum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Lespedeza cuneata (Dum. - Cours.) G. Don

Danh pháp đồng nghĩa

Lespedeza juncea (L.f.) Pers. var. sericea (Thumb.) Lace et Hemsl.

Hedysarum junceum L.f.

Hồ Chi (Lespedeza cuneata)

Hồ chi thuộc dạng cây bụi, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 30 đến 100cm, cành cây dài, hơi mảnh, hơi có góc. Lá cây mọc kép được tạo thành bởi ba lá chét, phiến lá có dạng hình chóp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Lespedeza juncea (L.f.) Pers. var. sericea (Thumb.) Lace et Hemsl.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum junceum L.f., Lespedeza cuneata (Dum. - Cours.) G. Don

Tên gọi khác: Lẳng le.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Hồ chi thuộc dạng cây bụi, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 30 đến 100cm, cành cây dài, hơi mảnh, hơi có góc.

Lá cây mọc kép được tạo thành bởi ba lá chét, phiến lá có dạng hình chót buồm, chiều dài mỗi lá khoảng từ 10 đến 30cm, chiều rộng từ 2 đến 5cm, đầu lá bụi và có một mũi lồi ngắn ở đỉnh, thu hẹp đến gần gốc, mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông mềm màu tro, những lá kèm có dạng hình mũi dùi.

Hoa có 1-2 cái mọc ở nách lá, lá đài có 1 gân to và 2 đến 3 gân nhỏ, cánh hoa có màu hồng.

Quả của cây Hồ chi có dạng hình thấu kính, vân quả nhăn nheo, quả sau khi già thì bề mặt trở nên nhẵn mịn, mỗi quả chứa 1 hạt.

Hình ảnh lá cây Hồ chi
Hình ảnh lá cây Hồ chi

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây.

Thời điểm thu hái: Vào mùa hè thu.

Chế biến: Rửa sạch, thái nhỏ, có thể dùng tươi hay phơi khô để dùng dần.

Hoa của cây Hồ chi
Hoa của cây Hồ chi

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Hedysarum L. (Fabaceae) bao gồm khoảng 200 loài sống hàng năm và lâu năm, các loài thường phân bố ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ. Nhiều loài trong chi này là nguồn tài nguyên dược liệu, thức ăn chăn nuôi có giá trị.

Hồ chi thường mọc trên các tràng cỏ, nương rẫy hay bãi hoang. Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 9, có quả vào tháng 10 đến tháng 11.

Hồ chi phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Australia và Việt Nam.

Tại nước ta, Hồ chi được tìm thấy ở Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Kon Tum.

2 Thành phần hóa học

Hồ chi có chứa các thành phần bao gồm: α-tocopherol, 7a-methoxy-α-tocopherol, 13(R)-hydroxy-octadeca-(9 Z ,11 E ,15 Z)-trienoic acid, axit α-dimorphecolic và lupeol.

Hình ảnh lá cây Hồ chi
Hình ảnh lá cây Hồ chi

3 Tác dụng của cây Hồ chi

3.1 Giảm nguy cơ mãn dục nam

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác dụng của chiết xuất nước của cây Hồ chi đối với chứng rối loạn cương dương (ED) do mãn kinh ở nam giới và hội chứng thiếu hụt Testosterone (TDS) trong ống nghiệm và trên cơ thể sống. Nitric oxide (NO) và cyclic guanosine monophosphate (cGMP) là những yếu tố cơ bản của rối loạn cương dương, và testosterone tự do như dihydrotestosterone (DHT) có vai trò quan trọng trong việc làm giảm hội chứng thiếu hụt testosterone. Chiết xuất nước của cây Hồ chi làm tăng sản xuất NO theo cách phụ thuộc vào liều lượng trong ống nghiệm và trên cơ thể sống. Mức độ nitric oxide synthase và cGMP của tế bào thần kinh tăng lên ở nhóm sử dụng chiết xuất nước của cây Hồ chi. Mức độ dihydrotestosterone và 17-beta hydroxysteroid dehydrogenase (17β-HSD) cũng tăng lên ở nhóm dùng chiết xuất nước của cây Hồ chi. Không nhận thấy sự thay đổi độc tính đối với gan, độc tính với thận, chuyển hóa lipid và Glucose. Những kết quả này cho thấy chiết xuất nước của cây Hồ chi làm tăng NO, cGMP và testosterone tự do có thể được phát triển thành một chất bổ sung cho sức khỏe để cải thiện thời kỳ mãn dục nam.

3.2 Chống sâu răng

Chiết xuất từ cây Hồ chi là một chất tự nhiên có tác dụng chống sâu răng. Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa chiết xuất từ cây Hồ chi có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và ức chế sự tiến triển của sâu răng.

Hoa của cây Hồ chi
Hoa của cây Hồ chi

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Hồ chi có vị ngọt, đắng, tính bình, dược liệu có tác dụng ích can minh mục, lợi niệu giải độc, hoạt huyết thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm ho, kích thích tiêu hóa, làm long đờm.

Sách Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục có ghi: Toàn cây Hồ chi có vị đắng, tính mát, cay, có tác dụng hoạt huyết chỉ huyết, lợi niệu, hóa tích tiêu thực, tán ứ tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.

Hoa của cây Hồ chi
Hoa của cây Hồ chi

4.2 Công dụng

Nhân dân thường dùng cây Hồ chi trong các trường hợp bao gồm:

  • Viêm dạ dày ruột.
  • Trẻ em ăn uống kém.
  • Bệnh nhân lỵ trực tràng.
  • Trẻ em suy dinh dưỡng.
  • Trẻ em bị viêm miệng.
  • Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.
  • Viêm thận phù thũng, bạch đới.

Liều dùng là 15 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

Hoa của cây Hồ chi
Hoa của cây Hồ chi

Có thể dùng ngoài trong trường hợp mụn nhọt, mụn đầu đinh, rắn cắn, bệnh nổi đơn bằng cách giã cây tươi để đắp ngoài. Nhân dân cũng thường dùng cây Hồ chi tươi trong trường hợp quáng gà, bệnh cam ở trẻ em, sốt rét, ngoài ra cũng dùng cây để chữa bướu cổ.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng toàn cây Hồ chi để trị cảm mạo, trẻ em cam tích, sa khí, lỵ, đau răng, lao thương, dạ dày, đòn ngã tổn thương, đau mắt đỏ. Một số nơi sử dụng Hồ chi để trị phúc tả, thận viêm thủy thũng, quáng gà, tiểu tiện đục ngầu, viêm phế quản mãn tính, chó dại cắn, đau thần kinh tọa, lở loét ngoài da, ngoại thương xuất huyết.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Hồ chi, trang 1029-1030. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Yun-Hee Rhee và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2018). Aqueous extract of Lespedeza cuneata improves male menopause by increase of nitric oxide and dihydrotestosterone, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Yu-Rin Kim và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2022). Effects of a mouthwash containing Lespedeza cuneata extract on risk of dental caries: a randomized, placebo-controlled clinical trial, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hồ Chi (Lespedeza cuneata)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595