Hải Sơn Tùng (Bằng Phi - Pemphis acidula)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Myrtales (Sim) |
Họ(familia) | Lythraceae (Bằng lăng) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Pemphis acidula J.R.Forst. et. G Forst. |

Hải sơn tùng thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 3 đến 4 mét. Lá cây mọc đối, phiến lá nhỏ, thuôn hẹp, mặt dưới của lá có phủ một lớp lông bạc, cuống lá ngắn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Pemphis acidula J.R.Forst. et. G Forst.
Tên gọi khác: Bằng phi.
Họ thực vật: Lythraceae (Bằng Lăng).
1.1 Đặc điểm thực vật
Hải sơn tùng thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 3 đến 4 mét.
Lá cây mọc đối, phiến lá nhỏ, thuôn hẹp, mặt dưới của lá có phủ một lớp lông bạc, cuống lá ngắn.
Hoa mọc ở nách lá, hoa có màu trắng, đài gồm 5-6 răng, có 10 đến 12 cạnh, cánh hoa sớm rụng, nhị 10 đến 12.
Quả của cây Hải sơn tùng thuộc dạng quả nang, có đài tồn tại, cao khoảng 3-4mm.
Dưới đây là hình ảnh cây Hải sơn tùng:

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ cây.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Thường dùng tươi.
1.3 Đặc điểm phân bố
Hải sơn tùng được tìm thấy ở các nước Châu Á và Châu Đại Dương. Tại nước ta, cây thường phân bố ở Quảng Bình, Quảng Trị, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thừa Thiên-Huế, Kiên Giang.
Hải sơn tùng thường mọc rải rác ở những khu vực ven biển, trên các hải đảo.

2 Thành phần hóa học
Vỏ cây có chứa tanin tương tự như các loài khác cùng họ.
Bốn loại glycoside galloyl flavonol được tìm thấy trong chiết xuất lá của cây Hải sơn tùng bao gồm quercetin hoặc kaempferol 6"-O-galloyl-beta-D-glycosides. Một trong những flavonol, kaempferol-3-O-(6-O-galloyl-beta-D-galactopyranoside) cũng đã được phân lập.
3 Ý nghĩa của cây Hải sơn tùng
Cây Hải sơn tùng có dáng độc đáo do đó thường được trồng làm cây cảnh ở nước ta. Hải sơn tùng có hoa đẹp nhưng sớm rụng, lá nhiều, khi trồng thường mang ý nghĩa về sự bình an, thu hút tài lộc cho gia chủ. Nhiều cây Hải sơn tùng quý, dáng đẹp, tuổi đời cao thường có giá rất cao.

4 Tác dụng của cây Hải sơn tùng
4.1 Ức chế hình thành hắc tố
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng ức chế của chiết xuất nước từ cây Hải sơn tùng đối với quá trình sinh hắc tố ở tế bào u hắc tố B16 ở chuột đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy chiết xuất nước từ cây Hải sơn tùng thể hiện tác dụng ức chế quá trình sinh hắc tố ở tế bào B16 được kích thích bằng 3-isobutyl-1-methylxanthin (IBMX) theo cách phụ thuộc vào liều lượng, với giá trị IC50 là 33,5 μg/ml. Ngoài ra, chiết xuất nước từ cây Hải sơn tùng cũng ức chế hoạt động của tyrosinase tế bào. Hơn nữa, phân tích western blot và phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược thời gian thực (qRT-PCR) lần lượt xác nhận rằng PAE làm giảm mức protein tyrosinase và mRNA của nó trong tế bào B16 được kích thích bằng IBMX. Những kết quả này chứng minh rằng chiết xuất nước từ cây Hải sơn tùng ức chế quá trình sinh hắc tố ở tế bào B16 bằng cách giảm biểu hiện gen tyrosinase. Chiết xuất nước từ cây Hải sơn tùng được chứng minh là một tác nhân đầy tiềm năng giúp làm trắng da để điều trị tình trạng tăng sắc tố da.

4.2 Chống oxy hóa
4 loại glycoside galloyl flavonol được tìm thấy trong chiết xuất lá của cây Hải sơn tùng, các hoạt chất này đã được nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa thông qua hoạt động chống gốc tự do DPPH, ức chế quá trình oxy hóa methyl linoleate và ức chế quá trình chết tế bào do oxy hóa. Kết quả thu được sau đó đem đi so sánh với các kết quả của các glycoside flavonol không galloylat hóa tương ứng và các aglycone của các hoạt chất này. Kết quả cho thấy, Hải sơn tùng có tác dụng chống oxy hóa đối với các thí nghiệm được nghiên cứu.
5 Công dụng theo Y học cổ truyền
5.1 Tính vị, tác dụng

Hải sơn tùng có vị chát có tính làm săn se.
5.2 Công dụng
Một số lương y ở Hòn Tre, đảo Nam Du,... thuộc tỉnh Kiên Giang thường dùng vỏ cây Hải sơn tùng để trị ỉa chảy.
Do có dáng đẹp nên Hải sơn tùng thường được trồng ở Nhật Bản và Việt Nam với mục đích làm cảnh.
6 Hình ảnh cây Hải sơn tùng bonsai dáng đẹp


7 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bằng phi, trang 135-136. Truy cập 15 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Hsiou-Yu Ding và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2011). Inhibitory effect of a water extract from Pemphis acidula on melanogenesis in mouse B16 melanoma cells, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả T Masuda và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2001). Isolation and antioxidant activity of galloyl flavonol glycosides from the seashore plant, Pemphis acidula, PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2025.