Cây Giác
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Vitales (Nho) |
Họ(familia) | Vitaceae (Nho) |
Chi(genus) | Cayratia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Cayratia trifolia |
Cây giác được biết đến là một loại cây đặc sản của vùng U Minh với sức sống mãnh liệt và lợi ích cho sức khỏe tiềm ẩn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại cây này.
1 Giới thiệu về cây giác
1.1 Đặc điểm thực vật
Giác là cây thân dây leo, báo vào các hàng rào, cây bụi, lau sậy, rừng thưa,… Quả giác có hình dáng như nút áo, hơi dẹt và dính với nhau thành từng chùm. Khi còn non, quả nhỏ như hạt đậu xanh, càng lớn quả sẽ phát triển lên khoảng tầm đầu ngón tay út. Trái chín có màu tím hoặc đen thẫm tựa như trái nho chín. Vì vậy, người dân thường gọi trái giác là trái “nho rừng”.
1.2 Đặc điểm phân bố
Cây phân bố chủ yếu ở các khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nó có mặt trong các trảng cỏ, rừng thưa nhiệt đới và cận nhiệt đới tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Úc và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta, cây lá giác tập trung dọc các bờ rào, bụi, lau sậy tại các địa phương: Lào Cai, Hải Phòng, An Giang, Kiên Giang,… Cây sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa mưa.
1.3 Bộ phận dùng
Hầu hết cây lá giác được sử dụng toàn bộ bộ phận như rễ, thân đến lá, quả.
2 Công dụng của cây Giác
2.1 Tính vị
Rễ cây giác có vị cay, tính mát, có độc
2.2 Tác dụng của cây Giác
Trong đông y, rễ cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm săn da.
Rễ được dùng trị nhọt phổi và đinh nhọt.
Ở Việt Nam thân, lá và quả cây trái giác đem nấu lấy nước tắm trị rôm, sảy cho trẻ em.
Ở Ấn Độ, người ta giã rễ với tiêu sọ đắp trị mụn nhọt.
Ở Campuchia, rễ tươi dùng giã ra, thêm nước lọc uống trị bạch đới và dùng lá sắc uống làm thuốc hạ nhiệt, nước chảy từ thân khi ta chặt ra có thể dùng uống được.
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị đòn ngã tổn thương, nhọt phổi, ghẻ lở, thân lá được dùng trị gãy xương.
3 Một số cách chế biến từ cây giác
Không chỉ dùng trong điều trị bệnh, cây còn được dùng làm thực phẩm nấu trong những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Cụ thể,
3.1 Canh chua lươn nấu quả giác
Đây có thể coi là là món ăn phổ biến tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cách làm rất đơn giản, người dùng chỉ cần sơ chế lươn sạch sẽ, đun nước quả giác kèm theo một vài tép sả cho đến khi quả nhuyễn thì bạn đổ lươn đã xào sơ qua vào nồi. Thêm gia vị ớt, ngò gai,… Để món ăn thêm đậm đà.
3.2 Cá kho trái giác
Cá rô đồng vừa ngon ngọt, vừa béo thơm hơn nhiều những loại cá khác, đem kho cùng với trái giác vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon, giúp cho người thưởng thức có một cảm giác lạ miệng.
4 Cách ngâm rượu từ cây lá giác
Chuẩn bị
- Quả giá
- Rượu trắng
- Bình chứa rượu sạch
Thực hiện
- Phơi hoặc sấy quả giác đến khi khô
- Chuẩn bị 1kg quả khô, ngâm với 3 lít rượu trắng rồi đậy kín nắp
- Nên để ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp và có nhiệt độ thấp
- Ngâm trong 3 tháng là có thể bỏ ra sử dụng được
- Ngoài ra, bạn có thể thêm Cam Thảo nếu muốn mùi vị thơm hơn
5 Một số lưu ý khi sử dụng Giác
Rượu của cây lá giác rất tốt cho phụ nữ như làm đẹp, cải thiện sức khỏe, ngăn chặn bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và giải khát. Tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu người dùng sử dụng cây giác để điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.