Dung Hoa Chùy (Dung Tàu - Symplocos paniculata)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Ericales (Đỗ quyên)

Họ(familia)

Symplocos (Dung)

Chi(genus)

Symplocos

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Symplocos paniculata (Thunb.) Wall. ex D. Don

Dung Hoa Chùy (Dung Tàu - Symplocos paniculata)

Dung hoa chùy thuộc dạng cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, lá rụng, các nhánh không có lông hay có phủ một lớp lông vàng. Phiến lá có dạng hình trái Xoan hay trái xoan ngược. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Symplocos paniculata (Thunb.) Wall. ex D. Don

Tên gọi khác: Dung lá táo, Dung tàu.

Họ thực vật: Symplocos (Dung).

1.1 Đặc điểm thực vật

Quả của cây Dung hoa chùy
Quả của cây Dung hoa chùy
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Dung hoa chùy thuộc dạng cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, lá rụng, các nhánh không có lông hay có phủ một lớp lông vàng.

Phiến lá có dạng hình trái xoan hay trái xoan ngược nhưng thường có dạng hình thoi, chiều dài mỗi lá khoảng 1,5 đến 10cm, chiều rộng từ 1 đến 5,5cm, đầu lá nhọn, gốc nhọn sắc, mép lá thường có lông và răng tuyến, các răng thường cong về phía trên, mặt trên có phủ lông nhung rải rác, lông dài, gân giữa in ở mặt trên, có 5-10 đôi gân bên, chiều dài cuống lá khoảng 7mm.

Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn các nhánh, chiều dài cụm hoa khoảng từ 2 đến 10cm, gồm các chùm xim dạng ngù, trục nhẵn hay phủ một lớp lông nhung, có 1 lá bắc mọc ở gốc cuống hoa, cuống có 1-2 lá bắc và gốc hoa cũng có 1-2 lá bắc, các lá bắc có dạng hình dải hay hình bầu dục hẹp, các lá này thường sớm rụng. Chiều dài cuống hoa khoảng từ 1-10mm, mảnh, có đốt ở đỉnh. Đài chia thành thùy hình nửa bầu dục hay tam giác, có khi có lông nhung. Bầu hình nón, nhị từ 25 đến 50 nhị.

Quả có dạng hình cầu hay hình trứng, chiều dài khoảng từ 3-7mm, màu lam, đen.

Mỗi quả thường có 1 hạt, hạt có dạng hình thận, phôi cong.

Hình ảnh cây Dung hoa chùy
Hình ảnh cây Dung hoa chùy

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Dung hoa chùy được tìm thấy ở Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, ngoài ra, Dung hoa chùy còn được tìm thấy từ Ninh Bình đến Thừa Thiên Huế.

2 Thành phần hóa học

Vỏ thân cây có chứa bảy hợp chất, axit 4-(8-hydroxyethyl) cyclohexan-1-oic (1); androst-5(6)-ene 17-one 3β-O-(β-d-glucopyranoside) (2); axit 9β,25-cyclo 3β-O-(β-D glucopyranosyl)-echynocystic (3); 9β,19-cyclo 24-methylcholan-5,22-diene 3β-O-{β-D-glucopyranosyl (1→6) α-L-rhamnopyranoside} (4); axit 30-ethyl 2α,16α-dihydroxy 3β-O-(β-D-glucopyranosyl) hopan-24-oic (5); 32,33,34-trimethyl-bacteriohopan-16-ene 3-O-β-D-glucopyranoside (6) và flavone 3',4',5',6-tetramethoxy 7-O-β-D-glucopyranosyl (1→3) β-D-glucopyranoside (7).

Hình ảnh cây Dung hoa chùy
Hình ảnh cây Dung hoa chùy

3 Tác dụng của cây Dung hoa chùy

3.1 Giảm đau, chống viêm

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các hợp chất thực vật từ cây cùng với việc đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm của chiết xuất cây và các hợp chất được phân lập. Chiết xuất thực vật được đưa vào sắc ký cột để phân lập các hợp chất thực vật. Phương pháp khuếch tán thạch được áp dụng cho hoạt tính kháng khuẩn để xác định MIC. Chiết xuất etanol và các hợp chất được phân lập được chọn để nghiên cứu hoạt tính giảm đau của chúng đối với phản ứng quằn quại do axit axetic gây ra ở chuột. Hoạt tính chống viêm được thực hiện trên phù nề bàn chân do carrageenan gây ra ở chuột. Nghiên cứu đã kết luận rằng chiết xuất Ethanol của cây và các thành phần của nó có hoạt tính kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm đáng kể.

Bột vỏ cây Dung hoa chùy được sử dụng trong điều trị các trường hợp viêm trong y học cổ truyền nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào. Cây chứa nhiều triterpenoid khác nhau có hoạt tính chống viêm mạnh. Chiết xuất thô và các hợp chất phân lập từ vỏ thân của cây Dung hoa chùy cho thấy khả năng ức chế sưng tấy phụ thuộc vào liều lượng gây ra do viêm do carrageenan gây ra ở chuột.

Tác dụng của cây Dung hoa chùy
Tác dụng của cây Dung hoa chùy

3.2 Chống oxy hóa

Mối quan hệ giữa khả năng chống oxy hóa và tổng hàm lượng phenolic trong quả S. Paniculata được ước tính bằng phần hòa tan trong nước và chất béo. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, quả của cây Dung hoa chùy có tiềm năng giàu chất chống oxy hóa tự nhiên và có thể được phát triển thành thực phẩm chức năng hoặc thuốc để phòng ngừa và điều trị các bệnh do stress oxy hóa gây ra.

3.3 Tác dụng chống độc

Các dẫn xuất phenolic glycoside cho thấy hoạt động ức chế chống lại phosphodiesterase-I nọc rắn và nucleotide pyrophosphatase phosphodiesterase I của người. Chiết xuất metanol của lá và thân của cây Dung hoa chùy cho thấy hoạt động ức chế PTP1B in vitro.  Chiết xuất này đã được phân tích hóa học và thu được ba loại triterpen ursane, axit ursolic, axit corosolic và axit 2α, 3α, 19α, 23-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic có tác dụng ức chế PTP1B.

Tác dụng của cây Dung hoa chùy
Tác dụng của cây Dung hoa chùy

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Dung hoa chùy có vị đắng, chát, tính ấm, có mùi thơm nhẹ, dược liệu có tác dụng nhuyến kiên, tiêu viêm, điều khí.

Lá của cây Dung hoa chùy
Lá của cây Dung hoa chùy

4.2 Công dụng

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường sử dụng Dung hoa chùy trong trường hợp bị viêm tuyến sữa, sán khí, viêm hạch lympho, ung thư dạ dày, đau viêm ruột, sốt cao không nói được, vết thương do bị bỏng. Một số nơi dùng lá cây để trị dao chém gây nên tình trạng xuất huyết, rễ cây dùng trong trường hợp bị sởi cấp tính. Quả của cây Dung hoa chùy được dùng để chiết lấy dầu thắp sáng. Vỏ, rễ và lá của cây dùng trong nông dược.

Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng vỏ cây với công dụng tương tự như vỏ cây Dung đất (tên khoa học là Symplocos racemosa) để tăng trương lực, dùng để trị đau mắt.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Dung hoa chùy, trang 814. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Ruchi Badoni Semwal và cộng sự (Ngày đăng 26 tháng 4 năm 2011). Chemical constituents from the stem bark of Symplocos paniculata Thunb. with antimicrobial, analgesic and anti-inflammatory activities, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2025. 

Các sản phẩm có chứa dược liệu Dung Hoa Chùy (Dung Tàu - Symplocos paniculata)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595