Dưa Dại (Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật có hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Cucurbitales (Bầu bí) |
Họ(familia) | Cucurbitaceae (Bầu bí) |
Chi(genus) | Solena |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Solena heterophylla Lour. Melothria heterophylla (Lour.) Cogn. |

Dưa dại thuộc dạng cây leo sống nhiều năm, bề mặt thân nhẵn hay gần như nhẵn. Lá rất đa dạng, phiến lá có dạng hình mũi tên ở gốc, phần mũi hơi nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng 9cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi
Tên đồng nghĩa: Solena heterophylla Lour., Melothria heterophylla (Lour.) Cogn.
Tên gọi khác: Hoa bát, Dây củ mì, Cầu qua dị diệp.
Họ thực vật: Cucurbitaceae (Bầu bí).
1.1 Đặc điểm thực vật

Dưa dại thuộc dạng cây leo sống nhiều năm, bề mặt thân nhẵn hay gần như nhẵn.
Lá rất đa dạng, phiến lá có dạng hình mũi tên ở gốc, phần mũi hơi nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng 9cm, chiều dài mỗi cuống lá khoảng 1cm, tua cuốn dài, mọc đơn.
Hoa đực nằm ở nách lá, gần như không có cuống, hoa mọc thành ngù hay tán, hoa cái mọc đơn độc.
Quả của cây Dưa dại có màu đỏ, thuôn, chiều dài mỗi quả khoảng 4-5cm, đường kính khoảng 20 đến 25mm, gần như có góc.
Hạt có số lượng nhiều, gần như hình cầu, ít khi dẹp, bề mặt hạt nhẵn, chiều dài khoảng 6mm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ lá.
Thời điểm thu hái: Thân và lá được thu hái vào mùa hè, rễ được thu hái vào mùa thu.
Chế biến: Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố
Dưa dại được tìm thấy ở Myanmar, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở khắp nơi.
Dưa dại thường mọc rải rác ở dưới các tán rừng trong rừng thưa, ven đường, ven sườn núi, trên các trảng cỏ, trảng cây bụi.
2 Thành phần hóa học
Các hợp chất phổ biến nhất được phân lập từ cây Dưa dại là phytol (38,24%) trong lá, 4-(4-ethoxyphenyl) but-3-en-2-one (56,90%) trong thân và 9,17-octadecadienal, (Z)- (21,77%) trong củ.
3 Tác dụng của cây Dưa dại
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác dụng chống đái tháo đường của chiết xuất Ethanol của Melothria heterophylla (EEMH) và các thành phần hoạt tính riêng biệt của nó đã được nghiên cứu trên chuột bạch Thụy Sĩ bị đái tháo đường do streptozotocin (STZ).
Chiết xuất Soxhlet liên tiếp các bộ phận trên không khô bằng ete dầu hỏa để khử chất béo và sau đó bằng etanol (95%) để thu được chiết xuất etanol, được cô đặc dưới áp suất giảm. Tăng đường huyết được gây ra ở chuột bằng STZ (50 mg/kg, trọng lượng cơ thể). Hai mươi bốn giờ sau khi gây ra bằng STZ, các nhóm chuột mắc bệnh tiểu đường tương ứng được cho dùng EEMH (200 và 400 mg/kg, trọng lượng cơ thể), axit gallic (GA) (2 và 4 mg/kg, trọng lượng cơ thể) và Rutin (RU) (2 và 4 mg/kg, trọng lượng cơ thể), tương ứng, uống hàng ngày trong 15 ngày. Glibenclamide (0,5 mg/kg, uống) được dùng làm chất tham chiếu. Nồng độ Glucose trong máu và sự thay đổi trọng lượng cơ thể được đo vào mỗi ngày thứ 5 trong 15 ngày điều trị. Các thông số sinh hóa, bao gồm transaminase oxaloacetic glutamic huyết thanh (SGOT), transaminase pyruvic glutamic huyết thanh (SGPT), phosphatase kiềm (ALP) và Insulin huyết thanh đo để nghiên cứu.
Các nhà khoa học kết luận rằng, chiết xuất ethanol của cây Dưa dại gồm axit gallic (GA) (2 và 4 mg/kg, trọng lượng cơ thể) và rutin (RU) (2 và 4 mg/kg, trọng lượng cơ thể) đã chứng minh hoạt tính chống đái tháo đường đáng chú ý ở chuột mắc bệnh đái tháo đường do STZ gây ra.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Dưa dại có vị đắng, tính mát, dược liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng. Rễ cây có tác dụng tán kết ứ, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc.
4.2 Công dụng

Dưa dại thường được dùng trong các trường hợp như:
- Viêm đường tiết niệu.
- Đau họng, viêm tuyến mang tai.
- Bệnh nhân sưng yết hầu.
- Bệnh nhân viêm đường tiết niệu.
- Sốt thấp khớp.
- Lupus ban đỏ.
Liều dùng là 15 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.
Bên cạnh đó, Dưa dại cũng được dùng ngoài để trị eczema, viêm da có mủ, rắn cắn, bỏng. Dùng cây, củ tươi hay lá để giã nát sau đó đắp tại chỗ, có thể phơi khô tán bột để rắc vào vết thương.
Người ta cũng dùng củ rễ của cây Dưa dại để thay cho vị thuốc Thiên hoa phấn. Củ và lá còn dùng làm thuốc trong trường hợp vàng da, phù thũng, chữa ho.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng dịch rễ cây để phối hợp với nghệ và đường trong sữa nguội để làm thuốc điều trị di tinh.

5 Cây Dưa dại trị bệnh gì?
5.1 Trị đau họng, bỏng, viêm đường tiết niệu
Dùng củ Dưa dại rửa sạch, sau đó đem phơi khô nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3-6g, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Có thể thêm nước để trộn lên rồi đắp ngoài, mỗi ngày đắp 1-2 lần.
5.2 Trị rắn cắn, eczema, viêm da mủ
Dùng 15g củ Dưa dại đem sắc lấy nước uống.
Dùng lá tươi của cây Dưa dại đem giã nát đắp hoặc nấu lấy nước rửa.
5.3 Trị đau bụng, ỉa chảy
Dùng rễ củ của cây Dưa dại đem sắc hay tán thành bột, có thể nhai để nuốt lấy nước.
6 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Dưa dại, trang 824-825. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
- Tác giả Karthika Krishnamoorthy và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2014). Phytochemical Profiling of Leaf, Stem, and Tuber Parts of Solena amplexicaulis (Lam.) Gandhi Using GC-MS, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.
- Tác giả Arijit Mondal và cộng sự (Ngày đăng tháng 9 năm 2012). Hypoglycaemic effect of Melothria heterophylla in streptozotocin-induced diabetic rats, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2025.