Đậu tương dại (Bình dậu - Cajanus scarabaeoides)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Cajanus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Cajanus scarabaeoides (L.) Thouars

Đậu tương dại (Bình dậu - Cajanus scarabaeoides)

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Cajanus scarabaeoides (L.) Thouars

Tên gọi khác: Bình dậu.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Đậu tương dại thuộc dạng thân thảo leo hoặc bò sát mặt đất. Thân và cành mảnh, mềm, được bao phủ bởi lớp lông nhung màu vàng nhạt. Lá kép gồm 3 lá chét, mỗi lá có hình bầu dục hẹp, dày, chiều dài khoảng 2-3,5 cm và rộng từ 1 đến 1,5 cm. Lá có đỉnh và gốc tù, cả hai mặt đều có lông tuyến; các gân bên phân bố thành 3 cặp. Cuống lá dài từ 2 đến 4 cm, lá kèm nhỏ và ít rõ ràng.

Cụm hoa thường chỉ gồm từ 1 đến 3 hoa, có màu vàng hoặc xanh ánh vàng. Đài hoa hình chuông, chia làm 4 thùy. Cánh hoa có rìa gợn mép; cánh cờ mang hình Xoan ngược với tai nhọn; cánh thìa tù. Bầu nhụy có nhiều lông mảnh. Quả là loại quả đậu hình thuôn dài, có các khía nhẹ giữa các hạt. Bề mặt quả phủ đầy lông cứng và có tuyến nhỏ. Mỗi quả dài khoảng 2 cm, rộng 0,5 cm, chứa 5-6 hạt có hình dáng thon dài, màu đen hoặc vàng sẫm.

Hoa của cây Đậu tương dại
Hoa của cây Đậu tương dại

1.2 Thu hái và chế biến

Toàn cây và lá được sử dụng trong y học cổ truyền (Herba et Folium Cajani Scarabaeoides).

1.3 Đặc điểm phân bố

Loài cây này thường được tìm thấy ở ven đường, bờ sông suối, các bụi cây thấp hoặc rừng thưa, đặc biệt là trên đất sét có thành phần đá vôi. Chúng có khả năng thích nghi tốt từ vùng đồng bằng đến độ cao khoảng 2.000 mét so với mực nước biển. Cây bắt đầu ra hoa từ tháng 8 đến tháng 10, sau đó kết quả vào các tháng 11 và 12.

Phân bố địa lý: Tại Việt Nam, cây Đậu tương dại có mặt ở nhiều tỉnh thành như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Bạc Liêu. Ngoài ra, loài này còn được ghi nhận ở các quốc gia khác như: Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Papua New Guinea.

Đặc điểm phân bố
Đặc điểm phân bố

=>> Xem thêm: Cây Đậu Chiều (Đậu Cọc Rào, Đậu Săng - Cajanus cajan) và lợi ích đối với sức khỏe

2 Tác dụng của cây Đậu tương dại

Chiết xuất Ethanol giàu polyphenol thu được từ phần thân của cây Đậu tương dại được phát hiện có hiệu quả trong việc tiêu diệt giun chỉ Setaria cervi ở cả ba giai đoạn phát triển, tức là trứng, ấu trùng giun chỉ (Mf) và giun trưởng thành với giá trị LD50 lần lượt là 2,5, 10 và 35 μg/ml. Trong khi nghiên cứu cơ chế hoạt động phân tử, các nhà khoa học thấy rằng việc gây ra stress oxy hóa đóng vai trò chính trong việc gây tử vong ở S. cervi. Sự mất cân bằng oxy hóa khử cuối cùng dẫn đến kích hoạt con đường CED của giun tròn thực hiện cái chết của ký sinh trùng. Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây Đậu tương dại còn được phát hiện có hoạt tính chọn lọc chống lại giun và hoàn toàn không độc hại đối với các tế bào và mô động vật có vú. Tổng hợp lại, dữ liệu thực nghiệm của các nhà khoa học cho thấy rằng, Đậu tương dại có thể được chọn làm liệu pháp tự nhiên giá cả phải chăng để điều trị nhiễm giun chỉ trong tương lai với hiệu quả cao và ít độc tính hơn.

Quả của cây Đậu tương dại
Quả của cây Đậu tương dại

3 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.1 Tính vị, tác dụng

Dược tính của cây được mô tả là có vị ngọt, hơi cay hoặc nhạt, tính bình hoặc ấm tùy bộ phận.

Tác dụng chính bao gồm: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm máu, thúc đẩy liền sẹo, giải thử, khử thấp.

3.2 Công dụng

Tại Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc điều trị tiêu chảy ở gia súc.

Ở Trung Quốc, Đậu tương dại được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa các chứng bệnh phổ biến như:

  • Cảm lạnh, sốt cao đột ngột (do nhiễm phong hàn).
  • Thấp khớp, đau lưng, sưng phù.

Dạng sử dụng phổ biến là thuốc sắc, liều trung bình 10-15g mỗi lần. Ngoài ra, lá tươi có thể giã đắp trực tiếp lên vết thương chảy máu hoặc phơi khô tán bột dùng ngoài.

Ở tỉnh Vân Nam, cây này được dùng để trị cảm lạnh kèm đau nhức cơ thể và phù nề do phong thấp. Tại Quảng Tây, nhân dân còn dùng để giải độc do rắn cắn, chữa trẻ em mắc cam tích và sốt phát nhiệt.

Quả của cây Đậu tương dại
Quả của cây Đậu tương dại

4 Đậu tương dại trị bệnh gì?

4.1 Chữa cảm cúm thông thường

Dùng cây Đậu tương dại tươi, kết hợp với rễ cây Ké Đầu Ngựa (mỗi vị 15g) và Gừng tươi 3g, sắc uống.

4.2 Sốt cao do trúng nắng, đột quỵ do nhiệt

Sử dụng cây tươi Đậu tương dại, Đạm trúc diệp và Cỏ Mần Trầu (mỗi vị 15g), sắc lấy nước uống.

Chữa đau lưng do phong thấp

Đậu tương dại và cây Lâu bò, mỗi vị 30g, sắc với nước pha một lượng rượu tương đương để tăng hiệu quả.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đậu tương dại, trang 915. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2025.
  2. Tác giả Anindya Sundar Ray và cộng sự (Ngày đăng 6 tháng 12 năm 2018). Polyphenol enriched ethanolic extract of Cajanus scarabaeoides (L.) Thouars exerts potential antifilarial activity by inducing oxidative stress and programmed cell death, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đậu tương dại (Bình dậu - Cajanus scarabaeoides)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789