Đậu Rồng (Đậu Khế, Đỗ Khế, Đậu Vuông, Đậu Xương Rồng - Psophocarpus tetragonolobus)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.

Đậu Rồng (Đậu Khế, Đỗ Khế, Đậu Vuông, Đậu Xương Rồng - Psophocarpus tetragonolobus)

Đậu rồng thuộc dạng cây thảo leo, sống hàng năm, có rễ phình thành củ, thân và cành có khía, không có lông. Lá có 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình tam giác, đầu lá nhọn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.

Đậu rồng ngoài Bắc gọi là gì? Đậu rồng ngoài Bắc còn gọi là Đỗ khế, Đậu xương rồng, Đậu khế, Đậu vuông.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Đậu rồng thuộc dạng cây thảo leo, sống hàng năm, có rễ phình thành củ, thân và cành có khía, không có lông.

Lá có 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình tam giác, đầu lá nhọn, phiến lá mỏng, bề mặt của lá nhẵn.

Cụm hoa mọc ở nách lá, chiều dài mỗi cụm hoa khoảng 20cm, cuống hoa mang ở đỉnh có 3-6 hoa có màu lam tím. Đài có dạng hình chuông nhẵn, những cánh cờ có hình mắt chim, các cánh bên có hình trái Xoan ngược. Nhị 1 bó, bầu nhẵn, có 13 noãn.

Quả non có 4 cánh có răng, 2 đầu thắt lại.

Hạt có dạng hình cầu hay hình trứng, hơi dẹt.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả non, hạt, củ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Đậu rồng phân bố gốc ở Irian, sau này được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tại nước ta, Đậu rồng thường được trồng phổ biến ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, ngoài ra, cây còn được trồng ở một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Có một loại giống của Bình Minh trồng ở tỉnh Hải Dương có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng cao hơn các loại khác.

Đậu rồng trồng vào tháng mấy? Ở phía Nam, Đậu rồng có thể gieo quanh năm, còn ở phía Bắc thì cây chỉ được giao vào khoảng tháng 6. Cây ra hoa vào tháng 9 đến tháng 11, có quả vào tháng 10 đến tháng 12.

Quả của cây Đậu rồng
Quả của cây Đậu rồng

2 Thành phần hóa học

Hạt Đậu rồng có chứa protein với hàm lượng rất cao, ngoài ra, hạt của cây Đậu rồng còn chứa dầu béo tương tự như dầu đậu tương. Hạt đậu rồng chứa protid (chiếm khoảng 32 đến 36%), lipid (chiếm 13 đến 17%), glucid (chiếm 26 đến 33% và nhiều loại acid amin khác như lysin, cystin, methionin. Hàm lượng calci cao hơn hẳn so với các loại đậu khác như Đậu nành và lạc.

Củ Đậu rồng có chứa nhiều chất bột và đường cho nên khi ăn có vị hơi ngọt, ngoài ra, củ Đậu rồng còn chứa protid tới 20% trọng lượng khô cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Khoai lang, Sắn, Khoai sọ, Khoai tây.

3 Cây đậu rồng chữa bệnh gì?

Đậu rồng là loại cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Đậu rồng trong vườn nhà với mục đích lấy quả non ăn như một loại rau xanh. Quả Đậu rồng có chứa nhiều protein và vitamin tốt cho sức khỏe.

Người ta thường dùng quả của cây Đậu rồng non đem luộc hoặc xào chín để ăn trong những ngày ăn chay hoặc ăn hàng ngày, hương vị thơm ngon như đậu cove. Ngoài ra, Đậu rồng có thể được dùng để ăn sống với mắm, cá kho.

Cây Đậu rồng chữa bệnh gì?
Cây Đậu rồng chữa bệnh gì?

3.1 Lá đậu rồng có tác dụng gì?

Lá non và nụ hoa của cây Đậu rồng cũng giàu protein và vitamin cũng có thể ăn sống được, ngoài ra, đem luộc hay nấu canh, trộn với các loại rau sống khác cũng rất ngon.

3.2 Củ Đậu rồng ăn được không?

Củ Đậu rồng có thể dùng để ăn sống nhưng thường nấu chín, giúp bổ sung protein cho cơ thể.

3.3 Hạt đậu rồng có tác dụng gì?

Hạt của cây Đậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 5 tháng tuổi trở lên. Đậu rồng có thể dùng để chữa bệnh suy dinh dưỡng, bụng ỏng ở trẻ nhỏ do thiếu protein. Đậu rồng còn được dùng làm thuốc trong trường hợp đau mắt, mụn mủ, đau tai, bướu.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng rễ của cây Đậu rồng để làm thuốc thanh nhiệt.

4 Cách chế biến đậu rồng (Đỗ khế) ngon nhất

4.1 Có nên ăn đậu rồng sống không? Cách ăn

Quả đậu rồng non có thể dùng để ăn sống hoặc nấu canh, xào với thịt bò cũng rất ngon miệng.

Đậu rồng sau khi hái về, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo. Đậu rồng sống có thể ăn như một loại rau sống với nước mắm chua ngọt, mắm nêm hoặc ăn cùng với cá kho.

Hình ảnh cây Đậu rồng
Hình ảnh cây Đậu rồng

4.2 Đậu rồng xào thịt bò

Chuẩn bị:

  • Đậu rồng rửa sạch.
  • Thịt bò.
  • Tỏi.
  • Gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

  • Đậu rồng rửa sạch, thái miếng chéo vừa ăn.
  • Thịt bò thái mỏng, ướp cùng tỏi, dầu ăn.
  • Cho thịt bò vào chảo xào qua, bỏ ra đĩa.
  • Cho đậu rồng vào xào gần chín thì cho thịt bò vào xào cùng.
  • Thêm gia vị vừa ăn, bày ra đĩa và thưởng thức.

4.3 Ăn đậu rồng sống có tác dụng gì?

Quả của cây Đậu rồng có chứa nhiều loại protein và vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, ăn Đậu rồng sống còn giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, thanh nhiệt, giảm tình trạng táo bón.

5 Tác hại của Đậu rồng

Như đề cập, Đậu rồng có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều Đậu rồng sống hoặc Đậu rồng còn chứa hóa chất bảo vệ thực vật thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

6 Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Uống nước Đậu rồng có tác dụng gì?

Nước Đậu rồng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc,

6.2 Đậu rồng kỵ với gì?

Đậu rồng là một loại thực phẩm giàu protein do đó không nên bổ sung quá nhiều protein động vật (thịt, cá,...) và protein thực vật trong cùng một bữa ăn vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng.

Hình ảnh lá cây Đậu rồng
Hình ảnh lá cây Đậu rồng

6.3 Những ai không nên ăn đậu rồng?

Đậu rồng có hàm lượng lớn protein và các vitamin tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, với những bệnh nhân đang mắc các bệnh mãn tính, sử dụng thuốc Tây thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia Dinh dưỡng trước khi thêm Đậu rồng vào bữa ăn hàng ngày.

6.4 Sau sinh có ăn được Đỗ khế không?

Những bà mẹ sau sinh có thể thêm Đậu rồng hay Đỗ khế vào thực đơn ở cữ để giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bỉm cũng không nên ăn quá nhiều Đậu rồng mà cần bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác để đa dạng nhóm chất, giúp tăng chất lượng sữa.

6.5 Đậu rồng giá bao nhiêu?

Đậu rồng vào mùa có giá thành tương đối phù hợp, khoảng 40.000 đến 55.000 đồng 1kg.

7 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đậu rồng, trang 908-909. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Hussein Bassal và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2008). Psophocarpus tetragonolobus: An Underused Species with Multiple Potential Uses, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đậu Rồng (Đậu Khế, Đỗ Khế, Đậu Vuông, Đậu Xương Rồng - Psophocarpus tetragonolobus)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595