Đậu Răng Ngựa (Đậu Tằm - Vicia faba L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật có hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Vicia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Vicia faba L. |

Đậu răng ngựa hay Đậu tằm thuộc dạng cây thảo, mọc hàng năm, thân cây rỗng, cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,6 đến 1 mét, một số cây có kích thước lớn hơn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Vicia faba L.
Tên gọi khác: Đậu tằm.
Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).
1.1 Hạt đậu tằm là gì?

Đậu răng ngựa hay Đậu tằm thuộc dạng cây thảo, mọc hàng năm, thân cây rỗng, cây mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,6 đến 1 mét, một số cây có kích thước lớn hơn, cạnh khía rõ, cây không phân nhánh, ít tua cuốn.
Lá chét có 2-6 cái, phiến lá có dạng hình trái Xoan, chiều dài khoảng 4-8cm, chiều rộng từ 2,5 đến 4cm, lá có màu lục mốc.
Hoa mọc tập hợp thành chùm nhỏ ở nách lá, hoa có màu trắng, viền hoa có màu tím sẫm.
Quả thuộc dạng quả đậu, nạc, chứa nhiều hạt dẹt to có vỏ hạt dày.
Hạt khi còn non có màu xanh nhạt, thể chất mềm, có vị ngọt, hạt già cứng, vỏ có màu xanh nâu.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hoa, quả thực, vỏ uqar, lá, cuống.
1.3 Đặc điểm phân bố
Đậu răng ngựa có nguồn gốc ở Bắc Phi và miền Nam biển Caspienne, cây được trồng ở châu Âu từ thời tiền sử, sau đó được di thực vào Trung Quốc và một số đất nước khác. Nước ta có nhập trồng Đậu răng ngựa tại một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Gia Lai.
Đậu răng ngựa là loài sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực đất thịt phì nhiêu, có khả năng chịu chua nhưng ít chịu được hạn, thường được trồng làm hoa màu ở vụ đông xuân ở các tỉnh thuộc vùng cao ở nước ta.

2 Thành phần hóa học
Hạt của cây Đậu răng ngựa có chứa arsenic với tỷ lệ 0,02mm%, tro chứa 0,304% PbO, quả có chứa 1-tyrosine, convicine, 1-dioxy phenylalanine, vicine.
Củ tươi của cây Đậu răng ngựa có chứa vicin, glycetic và acid pipecolic.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng, tổng hàm lượng phenolic, Flavonoid và tanin và hoạt tính chống oxy hóa trong các chiết xuất khác nhau của quả đậu răng ngựa (Vicia faba L.). Kết quả cho thấy vỏ đậu răng ngựa tươi có độ ẩm là 87,31 ± 0,25%, tro là 4,67 ± 1,03 và protein là 29,11 ± 3,20 g/100 g. Các mẫu đậu cũng chứa Kali (1946,8 ± 4,61), phốt pho (483,8 ± 3,14) và Canxi (399,6 ± 2,25) mg/100 g chất khô chiếm ít nhất 40-50% RDI. Hàm lượng của các chiết xuất khác nhau của (Vicia faba L) thay đổi từ 49,5 đến 594,4 mg GAE/g đối với tổng phenol, từ 0,7 mg đến 3,4 mg QE/g đối với flavonoid và từ 4,9 mg đến 73,91 mg TAE/g trọng lượng khô đối với tannin. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa trong các chiết xuất khác nhau cho thấy hoạt tính tốt hơn ở chiết xuất methanol (IC50 = 491,2 μg/mL) so với các chiết xuất khác: chiết xuất MeOH/nước (IC50 = 606,61 μg/mL), chiết xuất DCM/MeOH (IC50 = 642,67 μg/mL) và chiết xuất DCM dưới 50%. Nghiên cứu này cho thấy vỏ đậu răng ngựa, thường được sử dụng làm thực phẩm, rất giàu chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và các chất hoạt tính sinh học, đóng góp lớn vào nền an ninh lương thực của con người.
Đậu tằm (Đậu răng ngựa) là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng calo tương đối thấp, cứ 100g đậu tằm nấu chín cung cấp khoảng 110 kcal.

3 Tác dụng của cây Đậu răng ngựa
3.1 Cung cấp protein hàm lượng cao
Bột Đậu răng ngựa là một nguồn protein thực vật giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều loại acid amin cần thiết cho sức khỏe con người, giúp tăng cường năng lượng, tăng cường sức đề kháng.
3.2 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ và kali trong bột đậu răng ngựa góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, kali góp phần duy trì nhịp tim và huyết áp ổn định.
3.3 Điều hòa lượng đường trong máu
Với hàm lượng chất xơ cao, lượng đường thấp, Đậu răng ngựa giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
3.4 Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Đậu răng ngựa rất giàu chất xơ, giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa ổn định, cải thiện tình trạng táo bón, củng cố sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể.
3.5 Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong bột góp phần vào nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe xương khớp.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị, tác dụng
Hạt của cây Đậu răng ngựa có vị ngọt, có độc, tính mát, có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp.
Các bộ phận khác của cây Đậu răng ngựa cũng có vị ngọt, tính bình.
Hoa có tác dụng chỉ thống, lương huyết, giáng áp, chỉ đới. Quả đậu có tác dụng lợi thấp, kiện tỳ. Vỏ quả có tác dụng liễm sang. Cuống có tác dụng chỉ tả, chỉ huyết. Lá có tác dụng giải độc.
4.2 Công dụng

Trong y học cổ truyền , lá, rễ, mầm, quả và đậu Vicia faba đã được sử dụng làm thuốc truyền hoặc thực phẩm để quản lý tự nhiên một số bệnh mãn tính như một số loại ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, thiếu máu, sốt rét, trầm cảm, bệnh Parkinson, dị ứng, tiêu chảy và loét dạ dày.
Quả của cây Đậu răng ngựa khi khô cho một chất bột thường được dùng để tạo mùi hương cho một osos món ăn.
Hạt sau khi luộc chín, chắt bỏ nước hoặc rang lên nhằm loại bỏ độc tố thì có thể dùng để ăn, làm tương.
Nhân dân Ấn Độ thường dùng chồi của cây để giúp người say rượu thoát khỏi trạng thái sững sờ, củ tươi dùng để chữa tiểu tiện khó và chữa bệnh liên quan đến chức năng gan.
Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường dùng hoa để trị lạc huyết, tiện huyết, thổ huyết, bạch đới, bệnh cao huyết áp.
Quả đậu thường dùng để trị phố khí thủy thũng. Vỏ quả dùng để trị thiên bào sang, vết bỏng do lửa, nung bào sang. Lá cây dùng khi bị rắn cắn.
5 Cách chế biến đậu răng ngựa khô

Chuẩn bị:
- 1kg sườn.
- 2 củ cà rốt.
- Hành tây, cần tây, dầu oliu, sốt cà chua.
- 1 lon Đậu răng ngựa.
Cách tiến hành
- Cần Tây và Hành Tây đem rửa sạch, băm nhuyễn, cho vào xào thơm.
- Sườn rửa sạch, xào đến khi săn lại.
- Nêm gia vị vừa đủ, thêm sốt cà chua vào đảo đều, sau đó thêm nước, đậy nắp để ninh thịt cho mềm.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc, sau khi sườn chín thì cho cà rốt vào nấu cùng.
- Đậu răng ngựa cho ra rổ, để ráo vỏ sau đó cho vào ninh cùng.
- Bày ra đĩa và thưởng thức.
6 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đậu răng ngựa, trang 907-908. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.
- Tác giả Adil Kalili và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Chemical composition and antioxidant activity of extracts from Moroccan fresh fava beans pods (Vicia Faba L.), PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2025.