Đậu Mỏ Leo (Rhynchosia volubilis Lour.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Rhynchosia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Rhynchosia volubilis Lour. |

Đậu mỏ leo thuộc dạng cây thảo leo, thân và lá đều có lông mịn và tuyến như đốm nhỏ vàng. Lá chét dày, phủ một lớp lông dày vàng, những lá chét ở giữa có hình Xoan bánh bò. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Rhynchosia volubilis Lour.
Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).
1.1 Đặc điểm thực vật
Đậu mỏ leo thuộc dạng cây thảo leo, thân và lá đều có lông mịn và tuyến như đốm nhỏ vàng.
Lá chét dày, phủ một lớp lông dày vàng, những lá chét ở giữa có hình xoan bánh bò, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4-5cm, có 4 đôi gân bên, lá kèm cao 7mm.
Cụm hoa có chiều dài lên đến 5cm, mọc ở nách lá, gồm 2 chùm. Hoa có màu vàng, đài cao 6mm, cánh hoa có chiều dài khoảng 8 đến 10mm, phần cuối phía cánh hoa có móng, cánh bên thuôn, có tai, bầu có lông dài.
Quả thuộc dạng quả đậu, có cuống, chiều dài mỗi quả khoảng 12mm, chiều rộng khoảng 5mm, dẹp.
Mỗi quả gồm 2 hạt, hạt có màu đen, bóng.
Dưới đây là hình ảnh của cây Đậu mỏ leo:

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thời điểm thu hái: Mùa hè và mùa thu.
Chế biến: Cây sau khi thu hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.
1.3 Đặc điểm phân bố
Đậu mỏ leo được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế.
Đậu mỏ leo thường mọc trong các lùm cây, bờ bụi, rừng thưa, trên đất đá vôi hay ở chân núi.
Thời điểm ra hoa là tháng 7, thời điểm có quả là từ tháng 9 đến tháng 11.

2 Thành phần hóa học
Đậu mỏ leo chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học, bao gồm glycitein, anthocyanin (cyanidin-3-glucoside và delphinidin), Flavonoid (quercetin, epicatechin và apigenin), peptide và polysaccharide. Một số nghiên cứu khác cho rằng, Đậu mỏ leo chứa hàm lượng isoflavonoid (daidzein, calycosin, biochanin A và genistein) cao hơn gần 20 lần so với các loại đậu nành khác.
3 Tác dụng của cây Đậu mỏ leo
3.1 Tác dụng dược lý
Đậu mỏ leo đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh và duy trì sức khỏe ở Đông Á, nhưng tác dụng của nó đối với tế bào và cơ chế phân tử vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích để điều tra tác dụng của chiết xuất Ethanol từ cây Đậu mỏ leo đối với sự sống còn của tế bào và làm sáng tỏ các con đường truyền tín hiệu sinh hóa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất ethanol từ cây Đậu mỏ leo kích thích tín hiệu AMP vòng (cAMP) được tiết lộ bởi cảm biến cường độ dựa trên protein huỳnh quang (FP). Ngoài ra, chiết xuất ethanol từ cây Đậu mỏ leo có thể gây ra sự phosphoryl hóa CREB, một tín hiệu quan trọng cho sự sống còn của tế bào.Cchiết xuất ethanol từ cây Đậu mỏ leo thể hiện tác dụng bảo vệ chống lại apoptosis bằng cách kích hoạt con đường sống còn của tế bào thông qua con đường cAMP-PKA/ERK-CREB.
Chiết xuất từ cây Đậu mỏ leo đã thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh, tác dụng tăng sinh trên tế bào tạo xương của con người và hiệu quả chống béo phì.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Đậu mỏ leo có vị đắng, và cay, tính bình, cây có tác dụng lợi tiểu, khư phong, tiêu phù, hòa huyết, sát trùng, giải độc.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân Trung Quốc sử dụng Đậu mỏ leo dùng để chữa:
- Viêm thận thủy thũng.
- Lao cổ, viêm hạch bạch huyết.
- Trẻ em ăn uống kém, suy dinh dưỡng.
- Viêm khớp.
- Thấp khớp.
- Người bị đau lưng.
Liều dùng là 15 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

4 Cây Đậu mỏ leo trị bệnh gì?
4.1 Trị lao cổ, viêm hạch bạch huyết
15g Đậu mỏ leo nấu cùng với đậu để ăn.
4.2 Trị viêm khớp, thấp khớp, đau lưng
30-45g rễ cây Đậu mỏ leo đem sắc nước uống. Ngoài ra, có thể dùng cây này nấu với giò lợn để ăn.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đậu mỏ leo, trang 905. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
Tác giả Sang-Hyun Ahn và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2022). Rhynchosia volubilis Promotes Cell Survival via cAMP-PKA/ERK-CREB Pathway, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.