Đậu Mắt Tôm (Mắt Gà - Kummerowia striata (Thunb.) Schindl.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Kummerowia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Kummerowia striata (Thunb.) Schindl.

Đậu Mắt Tôm (Mắt Gà - Kummerowia striata (Thunb.) Schindl.)

Đậu mắt tôm thuộc dạng cây bụi thấp hay cây cỏ cứng, chiều cao khoảng từ 20 đến 40cm, thân mảnh mọc bò nhiều hay ít, hơi có lông nhung. Phiến lá xẻ chân vịt có 3 lá chét. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Kummerowia striata (Thunb.) Schindl.

Tên gọi khác: Mắt gà.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Đậu mắt tôm
Đặc điểm thực vật của cây Đậu mắt tôm

Đậu mắt tôm thuộc dạng cây bụi thấp hay cây cỏ cứng, chiều cao khoảng từ 20 đến 40cm, thân mảnh mọc bò nhiều hay ít, hơi có lông nhung.

Phiến lá xẻ chân vịt có 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình trứng ngược thuôn, chiều dài khoảng 10 đến 12mm, rộng 5-6mm, phần gốc lá thon hẹp, phần đầu tròn, lõm, có gai mũi nhọn, chiều dài cuống lá chét khoảng 1mm, những lá kèm có dạng vảy, khía dài 5-6mm, màu vàng.

Cụm hoa mọc ở nách lá thành bó mang 2-3 hoa, ngắn hơn lá.

Đài hoa có dạng đấu, gồm 5 thùy hình trứng, nhọn, có khía, tràng hoa cao khoảng 4-6mm, nhị 2 bó, bầu cso lông nhung, có 1 noãn.

Quả của cây Đậu mắt tôm thuộc dạng quả đậu dẹp, nhọn, khía dài 3-4mm, có phủ rải rác nhiều lông trắng.

Mỗi quả gồm 1 hạt, có dạng hình thận.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Đậu mắt tôm được tìm thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng.

Đậu mắt tôm thường mọc trong những vùng xavan cỏ dọc đường đi, độ cao phân bố lên đến 2000 mét.

Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 9, có quả vào tháng 10 đến tháng 11.

Hình ảnh toàn cây Đậu mắt tôm
Hình ảnh toàn cây Đậu mắt tôm

2 Thành phần hóa học

Mười bốn hợp chất đã được phân lập từ cây Đậu mắt tôm là quercetin-3-O-α-L-rhao pyranoside (1), kaempferol-3-O-α-L-rhamopyra noside (2), apigenin (3), quercetin (4), quercetin-3-O-β-D-galactopyranside (5), luteolin-7-O-β-D-glucoside (6), luteolin (7), campherol-3-OD-sophoroside (8), isoorientin (9), orientin (10), apigenin-7-O-β-D-glucuronide methylester (11), 7-hydroxy-4′-methoxy isoflavone(12), tricin(13), và tricin-7-O-β-D-glucopyranoside(14).

3 Tác dụng của cây Đậu mắt tôm

3.1 Chống oxy hóa

Đậu mắt tôm được sử dụng như một loại thuốc trong Y học cổ truyền để điều trị viêm. Để xác định xem dược liệu này có hoạt tính chống oxy hóa và chống tạo melanin có lợi hay không, các nhà khoa học đã nghiên cứu các hoạt tính sinh học của chiết xuất Ethanol của Kummerowia striata (EKS) bằng cách sử dụng nhiều hệ thống mô hình nuôi cấy tế bào và trong ống nghiệm. Hoạt tính chống tạo melanin được đánh giá trong tế bào u hắc tố B16F10 về mặt tổng hợp melanin và hoạt tính ức chế tyrosinase trong ống nghiệm. Các xét nghiệm chống oxy hóa được thực hiện bằng cách sử dụng 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và 2,2ʹ-azino-bis (axit 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) muối diammonium (ABTS). EKS cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh trong các xét nghiệm DPPH và ABTS.

Kết quả cho thấy rằng, chiết xuất ethanol của cây Đậu mắt tôm có hoạt tính chống sinh melanin và chống oxy hóa. Có thể phát triển thêm về loại dược liệu này để ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng làm trắng da và giảm nếp nhăn.

Tiêu bản của cây Đậu mắt tôm
Tiêu bản của cây Đậu mắt tôm

3.2 Tác dụng chống viêm

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tác dụng chống viêm của cây Đậu mắt tôm. Kết quả cho thấy, tác dụng chống viêm của chiết xuất ethanol Schindl của K. striata (Thunb.) có thể là do sự điều hòa giảm của IL-1beta, IL-6, NO, TNF-alpha và COX-2 thông qua việc ức chế hoạt hóa NF-kappaB và chuyển đổi sản xuất I-kappaB, và một con đường khác là điều hòa tăng sản xuất IL-10 và HO-1.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Đậu mắt tôm có vị ngọt, nhạt, tính mát có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu tích trệ, chỉ tả.

4.2 Công dụng

Cây Đậu mắt tôm
Cây Đậu mắt tôm

Đậu mắt tôm thường được dùng trong các trường hợp như:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Cảm mạo phong nhiệt.
  • Đau mắt đỏ.
  • Viêm gan cấp tính.

Liều dùng thông thường được khuyến cáo là từ 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc.

Lá non của cây Đậu mắt tôm cũng được dùng làm rau để luộc ăn lẫn với các loại rau thuộc họ đậu khác.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thường dùng cây Đậu mắt tôm để trị cảm mạo phát nhiệt, sốt rét, thử thấp thổ tả, tỵ, viêm gan truyền nhiễm, nhiệt lâm, bạch trọc.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đậu mắt tôm, trang 900. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Jae Yeon Lee và cộng sự (Ngày đăng 3 tháng 11 năm 2018). Anti-melanogenic and anti-oxidant activities of ethanol extract of Kummerowia striata: Kummerowia striata regulate anti-melanogenic activity through down-regulation of TRP-1, TRP-2 and MITF expression, PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Jun-Yan Tao và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2008). Anti-inflammatory effects of ethanol extract from Kummerowia striata (Thunb.) Schindl on lps-stimulated RAW 264.7 cell, PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đậu Mắt Tôm (Mắt Gà - Kummerowia striata (Thunb.) Schindl.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789