Cỏ bướm tím (Tô liên cọng - Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Ngành thực vật có mạch)

Magnoliopsida (Lớp Hai lá mầm (Ngọc Lan))

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Linderniaceae (Lữ đằng)

Chi(genus)

Torenia L.

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell

Danh pháp đồng nghĩa

Torenia peduncularis Benth.

Cỏ bướm tím (Tô liên cọng - Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell)

Cỏ bướm tím là cây thân thảo, sống lâu năm, thân bò dài từ 25 - 45 cm. Thân cây có dạng hình trụ, nhẵn, bén rễ tại các mấu, có cạnh nhẹ. Theo y học dân gian, cỏ bướm tím được sử dụng để trị cảm sốt, đau đầu, say nắng, nôn ói, và rối loạn kinh nguyệt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Tên khoa học: Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennel

Tên đồng nghĩa: Torenia peduncularis Benth.

Tên Tiếng Việt: Cúc tím, Hoa tím, tô liên cọng, cỏ bướm tím 

Họ: Linderniaceae (Lữ đằng)

1 Đặc điểm thực vật

Cỏ bướm tím là cây thân thảo, sống lâu năm, thân bò dài từ 25 - 45 cm. Thân cây có dạng hình trụ, nhẵn, bén rễ tại các mấu, có cạnh nhẹ.

Lá cây mọc đối, gần như không có cuống hoặc cuống rất ngắn, bề mặt nhẵn hoặc đôi khi có một ít lông. Lá có hình bầu dục, dài từ 2 - 4 cm, phần gốc tròn, mép lá có khía răng cưa. Gân lá mờ, mặt trên lá có lông thưa rải rác, trong khi mặt dưới có lông tập trung ở các đường gân.

Hoa mọc đơn lẻ từ nách lá, màu tím hoặc lam tím. Đài hoa chia thành 5 răng nhọn, bề mặt nhẵn. Tràng hoa có chiều dài gấp đôi đài hoa, chia thành hai môi. Môi trên ngắn hơn môi dưới và mép hơi uốn lượn; môi dưới có ba thùy, trong đó thùy giữa lớn hơn hai thùy còn lại. Nhị hoa có chỉ nhị nhẵn, bao phấn hình trứng với phần đầu nhọn.

Quả nang nhẵn, dài hơn đài hoa, kích thước khoảng 1,5 cm, có hình thoi, đôi khi hơi cong. Quả có khía lõm và đầu hơi thắt lại. Hạt nhỏ, màu vàng, số lượng nhiều.

Mùa hoa quả: Từ tháng 5 đến tháng 9.

Cỏ bướm tím
Cỏ bướm tím

2 Phân bố và sinh thái

2.1 Phân bố

Chi Torenia L. gồm phần lớn là cây thân thảo, có tuổi đời một năm hoặc lâu năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, một số ít loài tìm thấy ở châu Phi. Tại Đông Dương, có khoảng 15 loài thuộc chi này, trong đó Việt Nam có 12 loài (T. Yamazaki, 1985). Một số loài trong chi Torenia L. thường được trồng làm cảnh nhờ hoa đẹp.

Nghiên cứu của Wanhui Zhu, Hanqing Cui và Xiaoyan Xiang (2023) tập trung vào hệ gen lục lạp của Torenia violacea (Cỏ bướm tím), một loài thực vật có hoa đẹp, đồng thời là cây thuốc truyền thống ở Trung Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là giúp phân biệt T. violacea với các loài khác trong cùng chi, vì hình thái bên ngoài của chúng rất giống nhau, đặc biệt là trước khi ra hoa, gây khó khăn cho việc nhận dạng bằng mắt thường.

Các nhà khoa học đã giải trình tự toàn bộ hệ gen lục lạp của T. violacea, phát hiện hệ gen có 154,007 cặp base, gồm 133 gene (87 gene mã hóa protein, 8 gene rRNA, 38 gene tRNA), với cấu trúc tương tự các loài thực vật có hoa khác. Quan trọng nhất, khi phân tích mối quan hệ di truyền, nhóm nghiên cứu xác định T. violacea có quan hệ gần nhất với Torenia fournieri. Kết quả này giúp khẳng định sự chính xác trong phân loại loài bằng công nghệ gen thay vì chỉ dựa vào hình thái.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong cả khoa học và thực tiễn. Thứ nhất, nó cung cấp dữ liệu di truyền giúp định danh chính xác loài, đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu dược liệu, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển giống cây cảnh. Thứ hai, nó hỗ trợ nghiên cứu về mối quan hệ tiến hóa trong chi Torenia, giúp hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của các loài trong họ Linderniaceae. Cuối cùng, nghiên cứu này còn cho thấy tiềm năng ứng dụng của công nghệ giải trình tự gen trong phân loại thực vật, giúp nâng cao độ chính xác so với phương pháp truyền thống.

Cỏ bướm tím
Cỏ bướm tím

2.2 Sinh thái

Cỏ bướm tím là loại cây nhỏ, phân bố rộng rãi tại các tỉnh miền núi ở Việt Nam. Cây thích nghi tốt ở môi trường ẩm ướt, ưa sáng nhưng cũng có thể chịu được bóng râm nhẹ. Thường mọc thành từng cụm nhỏ ở ven đồi, nương rẫy, hoặc dọc các lối đi gần rừng. Vào cuối mùa xuân, cây con mọc từ hạt bắt đầu xuất hiện. Hoa nở rải rác suốt mùa hè, trong khi quả chín vào mùa thu và tự mở để phát tán hạt xung quanh gốc cây mẹ.

Cây có thể nhân giống bằng cả hạt và cành.

Cỏ bướm tím
Cỏ bướm tím

3 Bộ phận sử dụng

Toàn cây được sử dụng làm dược liệu.

4 Công dụng 

Theo y học dân gian, cỏ bướm tím được sử dụng để trị cảm sốt, đau đầu, say nắng, nôn ói, và rối loạn kinh nguyệt. Liều lượng khuyến nghị là 10 - 20 g cây khô sắc uống, hoặc 30 - 50 g cây tươi giã nát, pha với nước sôi, lọc lấy nước uống một lần.

Cỏ bướm tím
Cỏ bướm tím

5 Bài thuốc từ cỏ bướm tím

Chữa say nắng, nôn ói:

Cỏ bướm tím (toàn cây) 24 g, ngư tinh thảo (phần rễ), lục nguyệt tuyết (Eupatorium chinense), tuý ngư thảo (Buddleia lindleyana), mỗi loại 15 g, thêm 5 lát Gừng già. Đem tất cả sắc lấy nước uống.

Cỏ bướm tím
Cỏ bướm tím

6 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Huy Bích. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cúc tím, trang 586-587. Truy cập ngày 05 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Wanhui Zhu và cộng sự (đăng ngày 30 tháng 10 năm 2023). The complete chloroplast genome of Torenia violacea (Azaola) Pennell 1943 (Linderniaceae). Mitochondrial DNA. Part B, Resources. Truy cập ngày 05 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cỏ bướm tím (Tô liên cọng - Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789