Chanh Trường (Solanum spirale Roxb.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Solanales (Cà)

Họ(familia)

Solanaceae (Cà)

Chi(genus)

Solanum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Solanum spirale Roxb.

Chanh Trường (Solanum spirale Roxb.)

Chanh trường thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,5 đến 1 mét. Thân cây hơi dẹt, phần gốc đôi khi hóa gỗ, vỏ thân nhẵn bóng. Lá cây Chanh trường mọc so le. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Solanum spirale Roxb.

Tên gọi khác: Cà xoắn, Mác díp (Tày).

Họ thực vật: Solanaceae (Cà).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Chanh trường thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,5 đến 1 mét. Thân cây hơi dẹt, phần gốc đôi khi hóa gỗ, vỏ thân nhẵn bóng.

Lá cây Chanh trường mọc so le, phiến lá có dạng hình mác hoặc hình quả trám, ở phần gốc lá, phiến lá sẽ kéo dài cho đến tận cuống lá, đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên, uốn lượn, hai mặt của lá nhẵn, chiều dài mỗi cuống lá khoảng từ 2 đến 3cm.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa có kích thước nhỏ, màu trắng, đài có dạng hình chuông hoặc hình đầu, có 5 răng xẻ đến phần giữa của ống đài, tràng 5 cánh nhọn, nhị 5.

Quả của cây Chanh trường thuộc dạng quả mọng, có dạng hình cầu, bề mặt nhẵn bóng, quả khi chín có màu vàng nhạt.

Hạt có số lượng nhiều, có góc.

Mùa hoa từ tháng 7 đến tháng 9, mùa quả từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá và rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Toàn cây Chanh trường
Toàn cây Chanh trường

1.3 Đặc điểm phân bố

Chanh trường là loài có nguồn gốc ở châu Mỹ, được tìm thấy rộng rãi ở các khu vực cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Tại nước ta, Chanh trường thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái. Sách ‘Từ điển cây thuốc Việt Nam’ ghi chép rằng, Chanh trường còn được tìm thấy ở Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, Chanh trường còn được trồng rải rác nhằm mục đích lấy lá non trong vườn nhà của một số nơi như huyện Nà Hang (Tuyên Quang), thị trấn Đồng Văn (Hà Giang), Sa Pa (Lào Cai).

Chanh trường thuộc dạng cây thảo, cây thường sinh trưởng và phát triển trên các loại đất ẩm ở bờ rào, trên các bãi hoang quanh làng, ven đường đi hoặc ven những khu vực làm nương rẫy.

Chanh trường có bản chất là loài ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở khu vực có nhiệt độ dao động khoảng từ 20 đến 25 độ C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C, Chanh trường đã trải qua giai đoạn ra hoa và bắt đầu tàn lụi.

Chanh trường được nhân giống tự nhiên bằng hạt, cây con sinh trưởng vào khoảng tháng 4 đến tháng 5. Nếu ngắn ngọt vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh thì cây sẽ nhanh chóng tái sinh lứa chồi mới.

Quả của cây Chanh trường
Quả của cây Chanh trường

2 Thành phần hóa học

Lá cây Chanh trường có chứa alcaloid với tỷ lệ 1,29%. Ngoài ra, theo một số tác giả, lá cây Chanh trường còn chứa tomatidenol, 15alpha-hydroxytomatidenol và yamogenin, các hoạt chất này được phân lập từ lá và rễ của cây.

Rễ cây có chứa các glucoalcaloid, etiolin. Ngoài ra, còn có solasspiralidin và một glucosid.

Tinh dầu lá cây Chanh trường được phân lập bằng phương pháp chưng cất nước và được phân tích lần đầu tiên bằng GC và GC-MS. 39 thành phần đã được xác định, chiếm 73,36% tổng số thành phần tinh dầu sắc ký. (E)-Phytol (48,10%), axit n-hexadecanoic (7,34%), beta-selinene (3,67%), alpha-selinene (2,74%), axit octadecanoic (2,12%) và hexahydrofarnesyl acetone (2,00%) là các thành phần chính của tinh dầu. Hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu được đánh giá bằng cách sử dụng xét nghiệm dọn gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl). Tinh dầu thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tuần với IC50 là 41,89 mg/mL. Tinh dầu cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với cả Escherichia coli Gram âm và Staphylococcus aureus Gram dương với giá trị MIC lần lượt là 43,0 microg/mL và 21,5 microg/mL. Tinh dầu cũng thể hiện độc tính tế bào đáng kể đối với KB (ung thư miệng), MCF-7 (ung thư vú) và NCI-H187 (ung thư phổi tế bào nhỏ) với giá trị IC50 lần lượt là 26,42, 19,69 và 24,02 microg/mL.

Toàn cây Chanh trường
Toàn cây Chanh trường

3 Tác dụng của cây Chanh trường

Theo các tài liệu nước ngoài, rễ cây Chanh trường thể hiện tác dụng lợi tiểu, gây mê, giúp dễ ngủ.

Các glycosid alkaloid steroid từ chi Solanum có nhiều hoạt tính bao gồm tác dụng chống ung thư, chống mỡ máu và chống nấm.

Trong quá trình tìm kiếm các glycosid alkaloid steroid hoạt tính sinh học từ quả của cây Chanh trường, ba glycoalkaloid steroid mới có tên là spiralosides A–C (1-3) đã được phân lập. Tổng số alkaloid đã được đánh giá hoạt tính chống ho đối với tổn thương do Dung dịch amoniac gây ra và tác dụng long đờm được sử dụng bởi thử nghiệm tiết đỏ phenol ở chuột.

Lá của cây Chanh trường
Lá của cây Chanh trường

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Chanh trường có vị đắng, tính hàn, cây có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kiện vị, lợi thấp.

4.2 Công dụng

Hình ảnh hoa của cây Chanh trường
Hình ảnh hoa của cây Chanh trường

Nhân dân Việt Nam thường dùng lá của cây Chanh trường trong trường hợp chướng bụng, đau bụng, phù thũng. Liều dùng là 6-12g lá khô đem sắc nước uống. Rễ cây dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, liều dùng là 10 đến 12g mỗi ngày đem sắc nước uống.

Nhân dân Trung Quốc thường sử dụng Chanh trường trong trường hợp tiêu chảy, tiểu tiện đau buốt, xích lỵ, sốt rét, đau họng, cảm mạo, sưng tấy, mụn nhọt. Liều dùng là 9 đến 15g toàn cây chanh trường đem sắc lấy nước uống. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng cây Chanh trường giã nát để đắp tại chỗ.

Quả Chanh trường có thể ăn được, thường dùng để làm gia vị.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Chanh Trường trang 255. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Chanh trường, trang 407-408. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả le T Quyen và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 1987). Steroid Alkaloids and Yamogenin from Solanum spirale, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
  4. Tác giả Sukanya Keawsa-ard và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2012). Chemical constituents and antioxidant and biological activities of the essential oil from leaves of Solanum spirale, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Chanh Trường (Solanum spirale Roxb.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595