Chàm Bụi (Indigofera suffruticosa Mill.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Indigofera

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Indigofera suffruticosa Mill.

Chàm Bụi (Indigofera suffruticosa Mill.)

Chàm bụi thuộc dạng cây bụi, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, một số nhánh phủ lông màu trắng. Lá mọc kép dạng lông chim lẻ, chiều dài khoảng từ 5 đến 10cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Indigofera suffruticosa Mill.

Tên đồng nghĩa: Indigofera anil L.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

Cây Chàm bụi
Cây Chàm bụi

1.1 Đặc điểm thực vật

Chàm bụi thuộc dạng cây bụi, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, một số nhánh phủ lông màu trắng.

Lá mọc kép dạng lông chim lẻ, chiều dài khoảng từ 5 đến 10cm, gồm 5 đến 19 lá chét, mọc đối, các phiến lá chét có dạng hình trứng ngược thuôn, chiều dài mỗi lá chét khoảng từ 1,5 đến 3cm, chiều rộng từ 0,8 đến 1cm, thon hẹp về phía phần gốc lá, chóp lá tù nhọn, có một ít lông mọc sát ở mặt dưới, có 7 đôi gân bên, ít khi thấy rõ, chiều dài mỗi cuống lá chét khoảng 2cm, lá kèm giống lá kim, chiều dài khoảng 6mm.

Chùm hoa mọc ở nách lá, chiều dài khoảng từ 7 đến 11cm, hoa không có cuống, hoa mọc sít nhau. Đài hình chuông, mặt ngoài có lông, thùy gồm 5 cái ngắn, tràng hoa màu vàng, cao khoảng 5mm, bầu có phủ một lớp lông nhung gồm 4-6 noãn.

Quả thuộc dạng quả đậu, cong, mọc dày đặc thõng xuống dưới, chiều dài mỗi quả khoảng từ 1,5 đến 2cm, chiều rộng 0,4cm, lông mọc rải rác.

Hạt gồm 5-10 hạt, có dạng hình lập phương, màu giống màu hạt dẻ.

Dưới đây là hình ảnh cây Chàm bụi:

Hình ảnh cây Chàm bụi
Hình ảnh cây Chàm bụi

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ, hạt.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chàm bụi phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Australia, Việt Nam.

Tại nước ta, cây được tìm thấy phổ biến ở nhiều địa phương khác nhau, ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều.

Chàm bụi thuộc dạng cây mọc hoang ở những khu vực đất trống, thường trồng để hái cành lá làm thuốc nhuộm.

Thời điểm cây ra hoa là từ tháng 8 đến tháng 9, sang năm thứ hai thì cây bắt đầu có quả, kết quả vào tháng 5.

Quả già đã khô
Quả già đã khô

2 Thành phần hóa học

Chàm bụi chứa glucosid.

Một số nghiên cứu đã xác định và phân lập một số thành phần hóa học của cây Chàm bụi, bao gồm flavonoid, ancaloit, coumarin, triterpenoid và carbohydrate.

Các Flavonoid chính được xác định và phân lập từ chiết xuất methanol của lá cây Chàm bụi bao gồm quercetin 7-O- β - d -glucopyranoside, quercetin 3-O-[ β - d -xylopyranosyl-(1⟶2) - β - d -galactopyranoside], quercetin 3-O-[ α - l -rhamnopyranosyl-(1⟶6)- β - d -glucopyranoside], và quercetin 3-O-[ β - d -glucopyranosyl-(1⟶2)- β - d -glucopyranoside. Ngoài các hợp chất này, indigo và indirubin cũng được phân lập.

Quả và hoa của cây Chàm bụi
Quả và hoa của cây Chàm bụi

3 Tác dụng của cây Chàm bụi

3.1 Tác dụng dược lý

Chiết xuất nước từ lá của cây Chàm bụi thể hiện hoạt tính ức chế mạnh đối với vi khuẩn Gram dương Staphylococcus aureus. Nghiên cứu này cho thấy rằng chiết xuất nước từ lá của cây Chàm bụi có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về da do nấm da gây ra.

Hoa của cây Chàm bụi
Hoa của cây Chàm bụi

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Chàm bụi có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu thũng chỉ thống.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng toàn cây Chàm bụi như một loại thuốc hạ nhiệt, chống co thắt, tiêu sưng, lợi tiểu, xổ, lợi tiêu hóa.

Nhân dân Nuven Caledoni biết rằng Chàm bụi có tính chất làm hắt hơi, lá có tác dụng gây xổ, rễ có tác dụng lợi tiểu và chống bệnh lậu.

Cây Chàm bụi
Cây Chàm bụi

3.2.2 Công dụng

Nhân dân Ấn Độ sử dụng Chàm bụi để chữa bệnh giang mai và động kinh. Nước sắc từ lá có tác dụng làm ra mồ hôi, nước sắc từ rễ và hạt được dùng để diệt giun cho người, chữa bệnh lý ở đường tiết niệu. Ngoài ra, Chàm bụi cũng được dùng trong trường hợp lở loét, mụn nhọt.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng rễ, toàn cây và hạt làm thuốc trị u bướu, thũng lựu, viêm họng, ngứa da, chảy máu mũi, ban chẩn, có nơi dùng để trị cao nhiệt cấp tính, viêm tuyến mang tai, viêm hạch lympho.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Chàm bụi, trang 391-392. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Sônia Pereira Leite và cộng sự (Ngày đăng năm 2006). Antimicrobial Activity of Indigofera suffruticosa, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.

Tác giả Janaina K L Campos và cộng sự (Ngày đăng năm 2018). Indigofera suffruticosa Mill. (Anil): Plant Profile, Phytochemistry, and Pharmacology Review, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Chàm Bụi (Indigofera suffruticosa Mill.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595