Chạc Ba (Cây Lù Mù - Allophylus cobbe (L.) Raeusch.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Họ(familia)

Sapindaceae (Bồ hòn)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Allophylus cobbe (L.) Raeusch.

Danh pháp đồng nghĩa

Allophylus cochinchinensis Pierre

Chạc Ba (Cây Lù Mù - Allophylus cobbe (L.) Raeusch.)

Chạc ba thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1 đến 2 mét, nhánh cây tròn, có nhiều lỗ bì. Lá có 3 lá chét không có lông, phiến lá có màu lục nâu khi khô, có 5 đến 6 đôi gân bên. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Allophylus cobbe (L.) Raeusch.

Tên đồng nghĩa: Allophylus cochinchinensis Pierre

Tên gọi khác: Cây lù mù, Ngoại mộc nam.

Họ thực vật: Sapindaceae (Bồ hòn).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Chạc ba thuộc dạng cây bụi, chiều cao mỗi cây khoảng 1 đến 2 mét, nhánh cây tròn, có nhiều lỗ bì.

Lá có 3 lá chét không có lông, phiến lá có màu lục nâu khi khô, có 5 đến 6 đôi gân bên.

Chùm hoa mọc đứng, cao khoảng 10cm, hoa nhỏ, lá đài màu xanh, cánh hoa 5, màu trắng, ngắn hơn đài, đầu có 2-3 thùy, vảy mang nhiều lông, nhị 8, không có lông, bầu có lông dày trắng, 2 ô, đĩa mật vàng.

Quả có màu vàng, đường kính mỗi quả khoảng 4 đến 5mm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá.

Hoa của cây Chạc ba
Hoa của cây Chạc ba

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Allophylus (Họ Sapindaceae) bao gồm khoảng 255 loài trên toàn thế giới.

Chạc ba được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chạc ba thường mọc rải rác trong những rừng vùng thấp, cây ra hoa vào tháng 7.

Hoa của cây Chạc ba
Hoa của cây Chạc ba

2 Thành phần hóa học

Tanin, phlobatannin, terpenoid và Flavonoid có trong lá, thân và rễ trong khi glycosid tim và steroid được tìm thấy trong lá trưởng thành của cây Chạc ba.

Bột thô của cây Chạc ba đã được thử nghiệm định tính để xác định sự hiện diện của nhiều chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau, cụ thể là alcaloid, flavonoid, glycoside, phenol, lignin, Saponin, sterol, tannin, anthraquinone và đường khử.

3 Tác dụng của cây Chạc ba

3.1 Chống ung thư

Tác dụng của cây Chạc ba
Tác dụng của cây Chạc ba

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các thành phần hóa học và hoạt động chống ung thư của chiết xuất lá cây Chạc ba trên các dòng tế bào (DU-145) và (PC-3). Những thay đổi về hình thái đã được quan sát thấy ở các tế bào ung thư đang trải qua quá trình apoptosis trong dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt của con người (DU-145 và PC-3) trong khi chiết xuất không cho thấy độc tính đối với tế bào bình thường (MEF-L929). Có thể kết luận rằng các chiết xuất được thử nghiệm có hoạt tính chống oxy hóa và chống ung thư đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng việc sử dụng Chạc ba trong điều trị.

Quả của cây Chạc ba
Quả của cây Chạc ba

3.2 Đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm

Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết xuất thô của cây Chạc ba được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán đĩa đối với bốn vi khuẩn gây bệnh Gram dương và bảy vi khuẩn Gram âm và bảy loại nấm sử dụng CiprofloxacinFluconazole làm chuẩn. Các sinh vật được lấy dưới dạng nuôi cấy tinh khiết. Hoạt tính kháng khuẩn của các tác nhân thử nghiệm được thể hiện bằng cách đo đường kính vùng ức chế được biểu thị bằng milimet (mm). Các thí nghiệm được tiến hành theo ba lần.

Trong thử nghiệm độ nhạy kháng khuẩn và kháng nấm, vùng ức chế cao nhất (17,67 ± 0,47mm) được tìm thấy đối với Microsporum spp. với chiết xuất Ethanol của cây Chạc ba. Tiếp theo là 11,67 ± 0,47, 11,0 ± 0,82, 11,67 ± 0,94, 10,33 ± 1,25, 10,33 ± 1,25 và 10,33 ± 0,47mm của cùng một chiết xuất đối với Cryptococcus neoformans , Bacillus subtilis, Pityrosporum ovale, Salmonella paratyphi, Staphylococcus aureus và Vibrio cholerae. Nhưng chiết xuất ethanol của cây Chạc ba không có tác dụng với Bacillus megaterium, Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Salmonella typhi, Aspergillus niger, Blastomyces dermatitidis, Candida albicans và Trichophyton spp.

Hoa của cây Chạc ba
Hoa của cây Chạc ba

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

Lá cây Chạc ba đem giã nát, hơ nóng rồi đắp lên vùng bị thương để giúp làm liền gân (đây là kinh nghiệm dân gian).

Ngoài ra, lá, rễ và vỏ cây được dùng trong trường hợp bị đau bao tử, đặc biệt là ở Malaysia. Bên cạnh đó, Chạc ba được dùng để trị đau miệng ở trẻ em ở Perak.

Quả của cây Chạc ba có vị chua đắng, độc với cá.

Lưu ý: Ở Nuven Caledoni có loài Allophylus timorensis Blume. thường lấy rễ để trị ỉa chảy, lá và vỏ cây dùng để băng bó trong trường hợp bị đụng giập.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dùng một thứ loài có tên khoa học là Allophylus cobbe var. velutinus Corner để trị xơ gan cổ trướng.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Ngoại mộc nam, trang 306-307. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Shridhar C Ghagane và cộng sự (Ngày đăng 18 tháng 12 năm 2016). Evaluation of in vitro antioxidant and anticancer activity of Allophylus cobbe leaf extracts on DU-145 and PC-3 human prostate cancer cell lines, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Md Torequl Islam và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2012). In vitro antimicrobial and brine shrimp lethality of Allophylus cobbe L., PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Chạc Ba (Cây Lù Mù - Allophylus cobbe (L.) Raeusch.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789