Cây Cải Củ

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (Nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Brassicales (Cải)

Họ(familia)

Brassicaceae (Cải)

Chi(genus)

Raphanus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Raphanus sativus L.

Cây Cải Củ

Cải củ được biết đến với công dụng phổ biến là thực phẩm chế biến ăn, lá dùng để muối dưa,…. Vậy những đặc điểm, tính chất, và những bài thuốc được sử dụng trong dân gian là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy gửi đến bạn đọc các thông tin có thể giúp được phần nào hiểu thêm về loài cây này.

1 Giới thiệu về cây Cải Củ

Cải củ hay còn gọi là Rau lú bú với tên khoa học là Raphanus sativus L. Var. Longipinatus Bailey thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Đây là loài cây sống với khí hậu mát vừa thích hợp phát triển với mùa thu miền Bắc nước ta. Cây cải củ không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn có mặt trong ác bài thuốc dân gian chữa trị các bệnh đường tiêu hoá, cơ xương khớp,….

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây cải củ là cây thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, với chiều dài đến 40cm (có thể đến 1m), dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có khía sâu gần đến gân chính. Chùm đứng; hoa trắng hay đỏ; 6 nhị, 4 dài, 2 ngắn. Quả cải hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn dẹt, có một lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc màu đen.

Ảnh bộ phận cây Cải củ

1.2 Đặc điểm phân bố

Cải củ phát triển ở điều kiện khí hậu mát vừa, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28 độ C. Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát). Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cái khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32°C. Ở miền Bắc Việt Nam, thường gieo vào tháng 8-10, gieo muộn không có củ. Năng suất trung bình của cải củ là 25-30 tấn/ha, có thể đạt 40-50 tấn/ha và hơn nữa tuỳ theo giống trồng, chịu nóng, lớn nhanh. 

Cây được trồng ở khắp Việt Nam, ngoài ra còn có ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.

Ảnh củ cải mọc

1.3 Thu hái và chế biến

Cải củ được trồng từ thời Thượng cổ ở Trung Quốc và ở Ai Cập. Do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những giống khác nhau. Ở Việt Nam thường trồng nhiều giống: giống sớm (40-50 ngày) như giống Tứ Thời; giống vừa (3 tháng) như giống Tứ Liên, Quất Lâm, Thái Lan và giống muộn (120-150 ngày) như giống Trường Giang Trung Quốc, Hải Minh.

Cây có bộ phận thường dùng là Rễ củ, lá và hạt - Radix, Folium et Semen Raphani.

Sau khi thu hái có thể dùng các bộ phận mang đi rửa sạch và sử dụng với ác công dụng khác nhau như: Lá đem phơi khô để muối dưa, củ cải có thể đem đi luộc ăn,….

2 Thành phần hoá học

Củ cải trắng chứa tới 92% nước, 1.5% protid, Thành phân hoá học: Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid, 3,7 % glucid 1.8. cellulose. Trong lá tươi có 83,8% nước, 2,3% protid, 0,1% lipid, 1,6% cellulose và 7.4% dẫn xuất không protein. 

Củ tươi chứa Glucose, pentosan, adenin, Arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có allyl isothiocyanat, oxalic acid. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể Vitamin A và C

Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur; còn có raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. 

Rễ chứa glucosid enzym và methey mercapten.

Kích thước củ cải

3 Tác dụng - Công dụng Cải củ theo Y học cổ truyền

3.1 Tác dụng dược lý

Cải củ hiện nay được sử dụng với một vài tác dụng chữa bệnh như

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất như vitamin A và C
  • Long đờm, tiêu viêm
  • Lợi tiểu
  • Hỗ trợ lọc gan thân.
  • …..

3.2 Công dụng Cải củ theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc; có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ khô có tác dụng long đờm.

Hạt có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích.

Lá Củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng.

3.2.2 Công dụng của Cải củ theo Y học cổ truyền

Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt lợn nạc; còn dùng muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp khi cần.

Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho hen).

Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu thiện không thông, lại phá dược trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái huyết và còn dùng chữa suyễn cho người già.

Ảnh hạt và lá khô cải củ

4 Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ Cải củ

1. Bài thuốc chữa bỏng

Dùng củ cải rửa sạch rồi đem đi giã nát đắp.

2. Bài thuốc chữa cảm phong

Dùng 2 thìa xúp nước củ cải đổ vào 750ml nước, thêm 2 thìa tương đậu nành, nằm trên giường mà uống; mồ hôi toát ra sẽ hết sốt.

3. Chữa chứng phù nề

Nạo Củ cải ép lấy nước, bỏ vào 2 phần nước và ít muối, nấu sôi một lúc, mỗi ngày uống 1 lần; không nên dùng quá 3 ngày. Hoặc lấy 40g hạt củ cải sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp đi rất nhanh.

4. Bị nhiễm khói than chết ngất:

Dùng củ hay lá Cải củ giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.

5. Tiêu ung nhọt

Hạt cải củ giã nhỏ, hoà giấm bôi lên da.

Chữa ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực: Dùng hạt Củ cải (La bạc tử), hạt Tía Tô (Tô tử) 10g, hạt Cải (Bạch giới tử) 3g, các vị sao tán nhỏ, cho vào túi vải, thêm 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam tập 1 (xuất bản 2021). Cải củ trang 310-311, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  2. Tác giả Saleem Ali Banihani, ngày đăng năm 2017. Radish (Raphanus sativus) and Diabetes, pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
     

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cây Cải Củ

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633