Bù Ốc Leo (Wattakaka volubilis)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Asclepiadaceae (Thiên lý)

Chi(genus)

Dregea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f.

Danh pháp đồng nghĩa

Wattakaka volubilis L.f.

Bù Ốc Leo (Wattakaka volubilis)

Bù ốc leo thuộc dạng cây nhỡ leo, thân cây khỏe, vỏ thân có màu nâu nhạt và nhiều lỗ khí tròn, các nhánh hẹp. Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trái Xoan rộng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f.

Tên đồng nghĩa: Wattakaka volubilis L.f.

Họ thực vật: Asclepiadaceae (Thiên lý).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Bù ốc leo
Đặc điểm thực vật của cây Bù ốc leo

Bù ốc leo thuộc dạng cây nhỡ leo, thân cây khỏe, vỏ thân có màu nâu nhạt và nhiều lỗ khí tròn, các nhánh hẹp.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình trái xoan rộng, thon hẹp, phần gốc có dạng hình tròn hay dạng tim, phần chóp lá nhọn, 2 mặt lá có phủ một lớp lông mịn, đặc biệt là mặt dưới của lá, chiều dài phiến lá khoảng từ 6-14cm, chiều rộng từ 4 đến 10cm, chiều dài cuống khoảng 2,5 đến 5,5cm, gân bên có tuyến.

Hoa có màu lục sáng, thường xếp thành xim dạng tán, chiều dài khoảng 5-9cm, hoa mọc ở nách lá, cuống lá dài, nụ tròn, tràng hoa có dạng hình thúng, tràng phụ có 5 vảy.

Quả của cây Bù ốc leo thuộc dạng quả đại xếp ngang, thuôn rộng, có phủ một chất màu nâu, chiều dài khoảng 7-8cm.

Hạt dẹt, có dạng hình trái xoan rộng, chiều dài khoảng 9mm, ở đỉnh có mào lông dài 4cm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây và phần thân dạng rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây Bù ốc leo
Cây Bù ốc leo

Bù ốc leo được tìm thấy ở Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philippin và VIệt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở Ninh Thuận và một số khu vực khác.

Bù ốc leo thường mọc ở những trảng cây bụi hay đồi cây rải rác, khu vực bờ nước.

Thời điểm ra hoa là từ tháng 6 đến tháng 9.

2 Thành phần hóa học

Ba glycoside pregnane mới, drevoluosides OQ (1-3) cùng với năm volubiloside C (4), dreageoside A11 (5), 17 β -marsdenin (6), stavaroside H (7) và hoyacarnoside G (8) đã được phân lập từ chiết xuất methanol của lá cây Bù ốc leo.

Hình ảnh cây Bù ốc leo
Hình ảnh cây Bù ốc leo

3 Tác dụng của cây Bù ốc leo

3.1 Điều hòa đường huyết

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của thành phần hoạt tính từ lá cây Bù ốc leo lên nồng độ Glucose huyết thanh và chỉ số lipid ở chuột bình thường và chuột mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được gây ra bởi streptozotocin ở chuột wistar. Chiết xuất ete dầu hỏa, etyl axetat và etanol của cây Bù ốc leo được dùng đường uống với liều 200 mg/kg, po Metformin được sử dụng làm thuốc chống tiểu đường chuẩn (50 mg/kg, po). Chiết xuất cho thấy hoạt động chống tiểu đường cao hơn đã được đưa vào sắc ký cột dẫn đến việc phân lập một phần hoạt động, được đặt tên thông thường là Dv-1. Dv-1 (100 mg/kg, po) đã được nghiên cứu về tiềm năng hạ đường huyết và hạ lipid máu của dược liệu này.

Kết quả cho thấy chiết xuất Ethanol được phát hiện có tác dụng làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói (FBG) (p < 0,05) ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Dv-1 gây ra sự giảm đáng kể (p < 0,05) mức FBG. Ngoài ra, nó còn gây ra sự giảm mức cholesterol, mức triglyceride và cải thiện mức HDL ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Hoa của cây Bù ốc leo
Hoa của cây Bù ốc leo

3.2 Chống viêm

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính chống viêm của chiết xuất methanol từ lá cây Bù ốc leo với các phân đoạn của loại dược liệu này và xác định cơ chế hoạt động có thể có của chiết xuất methanol từ lá cây Bù ốc leo.

Hoạt động chống viêm của chiết xuất methanol từ lá cây Bù ốc leo cùng với các phân đoạn ether dầu mỏ và chloroform của nó đã được đánh giá trong mô hình gây viêm cấp tính bằng carrageenan. Tác dụng của chiết xuất methanol từ lá cây Bù ốc leo đối với sản xuất oxit nitric (NO) do lipopolysaccharide gây ra ở đại thực bào cũng đã được nghiên cứu.

Chiết xuất methanol từ lá cây Bù ốc leo có hoạt tính chống viêm đáng kể. Phân đoạn chloroform của MEDV cho thấy hoạt tính chống viêm tốt nhất.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Dây và rễ cây có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ thổ, trừ thấp chỉ thống, chỉ lỵ.

4.2 Công dụng

Đặc điểm thực vật của cây Bù ốc leo
Đặc điểm thực vật của cây Bù ốc leo

Lá cây được dùng để luộc ăn. Ngoài ra, lá cây Bù ốc leo có thể dầm trong dầu để trị mụn nhọt khi còn ở giai đoạn đầu, giúp làm cho mụn chóng mưng mủ ở giai đoạn sau.

Nhân dân Ấn Độ chiết được từ nhựa của cây Bù ốc leo một hoạt chất glucosidic hơi có độc đối với chuột và ếch.

Tại nước ta, nhân dân thường sử dụng lớp bột màu nâu trên quả để làm thuốc trị bệnh cho gia súc.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng lá đắp khi bị mụn nhọt, áp xe. Rễ và thân mềm được xem là thuốc có tác dụng gây nôn và long đờm. Toàn cây được dùng khi bị cảm lạnh hoặc các bệnh về mắt, ngoài ra còn có tác dụng làm hắt hơi, trị rắn cắn.

Nhân dân Trung Quốc thường dùng toàn cây và phần thân dạng rễ để trị cảm mạo, phụ nữ có thai nôn mửa, viêm khí quản, ung thư thực quản, đau dạ dày, đau do phong thấp, gân xương nhức mỏi, đau lưng, lỵ ra máu.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bù ốc leo, trang 253-254. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Venkatesan Natarajan và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 8 năm 2013). Effect of active fraction isolated from the leaf extract of Dregea volubilis [Linn.] Benth. on plasma glucose concentration and lipid profile in streptozotocin-induced diabetic rats, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Nguyen Thi Kim Thuy và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2021). Pregnane glycosides from the leaves of Dregea volubilis and their α-glucosidase and α-amylase inhibitory activities, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2025.
  4. Tác giả Emdad Hossain và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2010). Anti-inflammatory effect of a methanolic extract of leaves of Dregea volubilis, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bù Ốc Leo (Wattakaka volubilis)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789