Bòi Ngòi Cỏ (Hedyotis herbacea L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Gentianales (Long đởm) |
Họ(familia) | Rubiaceae (Cà phê) |
Chi(genus) | Hedyotis |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Hedyotis herbacea L. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Oldenlandia herbacea |

Bòi ngòi cỏ thuộc dạng cây mảnh, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 50cm, thân có 4 cạnh, không có lông. Phiến lá hẹp dài, mỏng, không có lông, chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 4 đến 6cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Hedyotis herbacea L.
Tên đồng nghĩa: Oldenlandia herbacea
Họ thực vật: Rubiaceae (Cà phê).

1.1 Đặc điểm thực vật
Bòi ngòi cỏ thuộc dạng cây mảnh, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 50cm, thân có 4 cạnh, không có lông.
Phiến lá hẹp dài, mỏng, không có lông, chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 4 đến 6cm, chiều rộng từ 4 đến 5mm, các gân bên không thấy rõ, lá kèm chẻ đôi, cao khoảng 2 đến 3mm.
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cuống hoa dài.
Quả thuộc dạng quả nang, hình cầu, khi chín mở thành 2 mảnh.
Hạt có số lượng nhiều, kích thước nhỏ.
Dưới đây là hình ảnh cây Bòi ngòi cỏ:

1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bòi ngòi cỏ được tìm thấy ở Ấn Độ, Pakistan, Campuchia tới Philippin và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường mọc ở những khu vườn đất cát, đặc biệt là cát ở vùng bờ biển.
Bòi ngòi cỏ ra hoa quả gần như quanh năm.
2 Thành phần hóa học
Bòi ngòi cỏ chứa acid ureolic, không chứa alcaloid.
Một anthraquinone mới có tên gọi là 2-hydroxymethyl-10-hydroxy-1,4-anthraquinone (1), được phân lập từ cây Bòi ngòi cỏ cùng với ba dẫn xuất đã biết khác, bao gồm 1,4-dihydroxy-2-hydroxymethylanthraquinone (2); 2, 3-dimethoxy-9-hydroxy-1,4-anthraquinone; và 1,4-dihydroxy-2, 3-dimethoxyanthraquinone. Cấu trúc của hoạt chất (1) được xác định dựa trên phân tích dữ liệu quang phổ.

3 Tác dụng của cây Bòi ngòi cỏ
3.1 Tác dụng dược lý
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống oxy hóa, dọn gốc tự do, chống viêm, gây độc tế bào và kháng khuẩn của chiết xuất methanolic của bảy loài thuộc chi Hedyotis. oạt động chống oxy hóa được đánh giá bằng phương pháp thiocyanate Sắt (FTC) và axit thiobarbituric (TBA) trong khi hoạt động dọn gốc tự do được đo bằng phương pháp 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Hoạt động chống viêm liên quan đến ức chế NO của chiết xuất thực vật được đo bằng xét nghiệm Griess trong khi độc tính tế bào được đo bằng xét nghiệm MTT đối với dòng tế bào CEM-SS. Xét nghiệm sinh học kháng khuẩn (chống lại 4 loại vi khuẩn, tức là Bacillus subtilis B28, Bacillus subtilis B29, Pseudomonas aeruginosa UI 60690 và Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) cũng được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán đĩa. Tất cả các chiết xuất được thử nghiệm đều thể hiện đặc tính chống oxy hóa rất mạnh khi so sánh với Vitamin E (alpha-tocopherol) với tỷ lệ ức chế là 89-98% trong FTC và 60-95% trong các xét nghiệm TBA. Trong phương pháp DPPH, chiết xuất Bòi ngòi cỏ thể hiện hoạt động dọn gốc mạnh nhất với giá trị IC50 là 32 microg/ml.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng
Bòi ngòi cỏ có vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt và bổ.
Lá cây có tác dụng làm long đờm.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng toàn cây Bòi ngòi cỏ đem sắc lấy nước uống, dùng trong trường hợp sốt rét hoặc dùng để tắm cho những bệnh nhân bị tê thấp. Có thể dùng dưới dạng bột nghiền, thêm Mật Ong cho những người bị sốt hoặc sưng đau các khớp.
Bòi ngòi cỏ còn được dùng để nấu với dầu, dầu này sau đó được dùng để trị đau mình mẩy hoặc trị bệnh chân voi.
Lá cây Bòi ngòi cỏ được dùng làm thuốc trong trường hợp hen suyễn và lao phổi.
4 Tài liệu tham khảo
- Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bòi ngòi cỏ, trang 195-196. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
- Tác giả D Permana và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 1999). Anthraquinones from hedyotis herbacea, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
- Tác giả Rohaya Ahmad và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2005). Antioxidant, radical-scavenging, anti-inflammatory, cytotoxic and antibacterial activities of methanolic extracts of some Hedyotis species, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.