Ban Tròn (Cỏ Vỏ Lúa - Hypericum uralum)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosid (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Clusiaceae (Măng cụt)

Chi(genus)

Hypericum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hypericum uralum Buch. - Ham. ex D. Don

Danh pháp đồng nghĩa

Hypericum patulum Thunb. ex Murr.

Ban Tròn (Cỏ Vỏ Lúa - Hypericum uralum)

Ban tròn thuộc dạng cây bụi thấp, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,4 đến 1 mét. Thân và cành cây có dạng hình trụ, vỏ màu đỏ. Lá mọc trải trên một mặt phẳng, số lượng lá nhiều. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Hypericum uralum Buch. - Ham. ex D. Don

Tên đồng nghĩa: Hypericum patulum Thunb. ex Murr.

Tên gọi khác: Cỏ vỏ lúa.

Họ thực vật: Clusiaceae (Măng cụt).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Ban tròn thuộc dạng cây bụi thấp, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,4 đến 1 mét. Thân và cành cây có dạng hình trụ, vỏ màu đỏ.

Lá mọc trải trên một mặt phẳng, số lượng lá nhiều, phiến lá có dạng hình Xoan hay xoan thuôn, chóp tù hay nhọn, cuống rất ngắn, mặt trên của lá có màu lục, mặt dưới có màu xanh nhạt, có điểm tuyến, chiều dài mỗi lá khoảng 3 đến 5cm.

Hoa có màu vàng, kích thước lớn, 3-4 cái xếp lại thành ngù, hoa rộng khoảng 4cm, 5 lá đài, cao 5-7mm, cánh hoa 5, cao 2cm, nhị nhiều xếp thành 5 bó.

Quả thuộc dạng quả nang, có dạng hình trứng dạng nón, chiều dài khoảng 12mm, hạt có dạng hình dải, hơi cong, hai đầu có mũi nhọn, khía ngang, dài khoảng 1,5mm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa của cây Ban tròn
Hoa của cây Ban tròn

Chi Hypericum thuộc họ Guttiferae và rất đa dạng, chiếm hơn 80% số loài Guttiferae. Có hơn 500 loài trên toàn thế giới, phân bố rộng rãi khắp Châu Á, Châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ.

Ban tròn được tìm thấy ở Butan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường phân bố ở một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hòa Bình, Lâm Đồng.

Ban tròn thường sinh trưởng và phát triển rộng rãi ở những xavan cây bụi, cây ra hoa vào tháng 8.

2 Thành phần hóa học

Bốn xanthone glucoside mới, 3-hydroxy-2-methoxyxanthone-4-O-β-D-glucopyranoside (1), 4,8-dihydroxy-2-methoxyxanthone-3-O-β-D-glucopyranoside (2), 2-methoxyxanthone-5-O-β-D-glucopyranoside (3), 4-hydroxy-2-methoxyxanthone-3-O-β-D-glucopyranoside (4), một axit phenolic mới, este monomethyl axit 4,4'-dihydroxy-3,3'-imino-di-benzoic (5), và một isoquinoline mới, methyl 6-hydroxy-1-oxo-1,2,3,4-tetrahydroisoquinoline-4-carboxylate (6) đã được phân lập từ quả của cây Ban tròn.

Ngoài ra, từ cây Ban tròn các nhà khoa học đã phân lập được naphthodianthrones, dẫn xuất Phloroglucinol, terpenoid, Flavonoid và xanthones có hoạt tính sinh học.

Hoa của cây Ban tròn
Hoa của cây Ban tròn

3 Tác dụng của cây Ban tròn

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân lập các thành phần của cây và nghiên cứu tác dụng của các thành phần hóa học đối với việc tiêu thụ Glucose ở các tế bào HepG2 kháng Insulin, ngoài ra, quá trình chuyển hóa lipid ở các tế bào HepG2 được xử lý bằng axit oleic (OA) cũng đã được nghiên cứu.

Nghiên cứu hóa thực vật của cây đã dẫn đến việc phân lập được mười một hợp chất và cấu trúc của chúng được xác định bằng phân tích quang phổ là n-dotriacontanol (1), axit shikimic (2), este metyl axit 1-O-caffeoylquinic (3), este metyl axit 5-O-caffeoylquinic (4), este metyl axit 5-O-coumaroylquinic (5), este butyl axit 5-O-caffeoylquinic (6), quercetin-3-O-α-L-rhamnoside (7), quercetin (8), quercetin-3-O-(4״-methoxy)-α-L-rahmnopyranosyl (9), hyperoside (10) và Rutin (11). Kết quả cho thấy các hợp chất 7, 9 và 10 có thể làm tăng đáng kể lượng glucose tiêu thụ trong các tế bào HepG2 bị tăng đường huyết và các tế bào HepG2 kháng insulin.

Toàn cây Ban tròn
Toàn cây Ban tròn

Chiết xuất methanol của lá cây Ban tròn đã được nghiên cứu để đánh giá tiềm năng chữa lành vết thương của chúng trên các mô hình vết thương thực nghiệm khác nhau ở chuột. Chiết xuất methanol của lá cây Ban tròn, dưới dạng thuốc mỡ với hai nồng độ khác nhau (thuốc mỡ chiết xuất lá 5% và 10% w/w trong nền thuốc mỡ đơn giản) đã được đánh giá về tiềm năng chữa lành vết thương trong mô hình vết thương cắt bỏ và mô hình vết thương rạch ở chuột. Cả hai nồng độ của thuốc mỡ chiết xuất methanol đều cho thấy phản ứng đáng kể ở cả hai loại vết thương được thử nghiệm khi so sánh với nhóm đối chứng. Hiệu quả do thuốc mỡ chiết xuất tạo ra, về khả năng co vết thương, thời gian đóng vết thương, tái tạo mô tại vị trí vết thương, độ bền kéo của vết thương và các đặc điểm bệnh học mô học tương đương với thuốc mỡ nitrofurazone tiêu chuẩn.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Ban tròn có vị hơi đắng, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ dương, chỉ huyết, hành ứ, lợi niệu.

Lá của cây Ban tròn
Lá của cây Ban tròn

4.2 Công dụng

Đồng bào người miền núi ở nước ta thường lấy lá của cây Ban tròn để vò rồi ngâm vào nước, sau khi để cho lắng thì lấy phần nước trong ở bên trên để rửa mắt cho những con gia cầm bị mù mắt.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng hạt với tác dụng kích thích và cho mùi thơm dịu.

Nhân dân Trung Quốc thường dùng cây Ban tròn để làm thuốc trị viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, phụ nữ có thai băng huyết, cảm mạo, lỵ, bệnh lý về đường tiết niệu, sưng vùng bẹn, gân cốt buốt đau, đau họng, chảy máu mũi, đau răng.

Ban tròn còn được dùng ngoài để trị ngứa ngoài da, đòn ngã tổn thương.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cỏ vỏ lúa, trang 562-563. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Jing-Yi Xue và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2023). Six New Constituents from the Fruit of Hypericum patulum and Their Anti-Inflammatory Activity, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Li Jiang và cộng sự (Ngày đăng 27 tháng 6 năm 2024). New Monoterpenoid Glycosides from the Fruits of Hypericum patulum Thunb., PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.
  4. Tác giả P K Mukherjee và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2000). Evaluation of in-vivo wound healing activity of Hypericum patulum (Family: hypericaceae) leaf extract on different wound model in rats, PubMed. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ban Tròn (Cỏ Vỏ Lúa - Hypericum uralum)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789