Bạch Cổ Đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophytes (Thực vật có mạch) Angiosperms (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Caryophyllales (Cẩm chướng) |
Họ(familia) | Caryophyllaceae (Cẩm chướng) |
Chi(genus) | Polycarpaea |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Polycarpaea corymbosa (L.) Lam. |

Bạch cổ đinh thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 40cm, cây phân nhánh nhiều hay ít, bề mặt thân cành nhẵn hoặc có phủ một lớp lông mịn như len. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.
Tên gọi khác: Đa quả tán phòng.
Họ thực vật: Caryophyllaceae (Cẩm chướng).

1.1 Đặc điểm thực vật
Bạch cổ đinh thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 10 đến 40cm, cây phân nhánh nhiều hay ít, bề mặt thân cành nhẵn hoặc có phủ một lớp lông mịn như len có màu trắng.
Lá hình dải, nhọn, chóp lá có lông cứng tạo thành mũi nhọn, hai mặt của lá nhẵn hay hơi có lông, chiều dài mỗi lá khoảng 5 đến 20mm, lá thuộc dạng mọc đối hay mọc vòng.
Hoa dạng vảy, có màu trắng hoặc hơi hung, hoa mọc thành ngù.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố
Bạch cổ đinh thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia và một số quốc gia nhiệt đới khác.
Tại nước ta, Bạch cổ đinh thường mọc ở vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Thuận, Cà Mau.
Cây thường mọc rải rác trên các bãi đất cát khô ở vùng biển, vùng duyên hải.
Thời điểm ra hoa là từ tháng 6 đến tháng 8.

2 Thành phần hóa học
Bạch cổ đinh có chứa Flavonoid, alcaloid và tanin.
3 Tác dụng của cây Bạch cổ đinh
3.1 Tác dụng dược lý
Bạch cổ đinh thể hiện tác dụng diệt tinh trùng khi nghiên cứu trên chuột cống trắng.
Bạch cổ đinh được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tiềm năng kháng khuẩn của cây Bạch cổ đinh đối với các vi sinh vật gây bệnh ở người (mười lăm loại vi khuẩn và sáu loại nấm) đã được nghiên cứu. Hoạt động kháng khuẩn của nhiều chiết xuất thực vật đã được so sánh với các loại kháng sinh có bán trên thị trường. Tiềm năng kháng khuẩn của các chiết xuất thực vật trên đã được quan sát thấy đối với sinh vật thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đĩa. Triển vọng hóa thực vật của các chiết xuất trên không và rễ khô cho thấy sự hiện diện của các lớp chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau, như phenol, flavonoid, alcaloid và tanin đã chứng minh tác dụng kháng khuẩn. Chiết xuất axeton và methanol cho thấy hoạt tính kháng khuẩn khá tốt đối với tất cả các loại vi khuẩn và nấm. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ khả năng của các chiết xuất từ cây trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh, có tác dụng như các tác nhân kháng khuẩn tự nhiên cũng như có thể được sử dụng trong các hệ thống bảo quản thực phẩm và dược phẩm.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Bạch cổ đinh có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng toàn cây để uống trong và đắp ngoài, Bạch cổ đinh được dùng làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loại bò sát khác cắn.
Lá cây Bạch cổ đinh đem giã thành bột, có thể dùng nguội hay nóng để làm thuốc đắp trong trường hợp bị mụn nhọt hoặc sưng viêm, trị vết cắn gây ra bởi động vật. Ngoài ra, có thể nghiền bột từ lá sau đó trộn với mật đường, làm thành viên hoàn dùng để trị vàng da.

4 Cây Bạch cổ đinh trị bệnh gì?
4.1 Chữa cảm sốt
Dùng toàn cây Bạch cổ đinh với lượng 0,5g.
Hoàng Cầm với lượng 0,5g.
Bán Hạ chế với lượng 10g.
Cam Thảo với lượng 10g.
3 lát Gừng sống.
Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa mụn nhọt
Bạch cổ đinh phơi khô, sao vàng, nghiền thành bột mịn, chiêu với nước sôi rồi đắp lên vùng da bị mụn.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bạch cổ đinh, trang 91. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2025.
Tác giả Sunil Sindhu và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2012). Antimicrobial activity of Polycarpaea corymbosa Lam. (Caryophyllaceae) against human pathogens, Research Gate. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2025.