Cau Đất (Tropidia curculigoides Lindl.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Asparagales (Thiên môn đông)

Họ(familia)

Orchidaceae (Lan)

Chi(genus)

Tropidia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Tropidia curculigoides Lindl.

Cau Đất (Tropidia curculigoides Lindl.)

Cau đất thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 40 đến 60cm. Thân rễ ngắn, bao bọc bởi những vảy thô. Thân cây thẳng, nhẵn, ít hoặc đôi khi không phân nhánh. Lá cây mọc so le. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Tropidia curculigoides Lindl.

Tên gọi khác: Lan đất bông ngắn, Trúc kinh, Tam trạo, Sơn trúc hoa, Trúc lan bông ngắn.

Họ thực vật: Lan (Orchidaceae).

Cây Cau đất
Cây Cau đất

1.1 Đặc điểm thực vật

Cau đất thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 40 đến 60cm. Thân rễ ngắn, bao bọc bởi những vảy thô.

Thân cây thẳng, nhẵn, ít hoặc đôi khi không phân nhánh.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình mác, chiều dài mỗi lá khoảng từ 15 đến 20cm, chiều rộng từ 1-4cm, gốc lá hẹp, hơi cong gần giống chiếc máng, phiến lá thuôn dần về cuống và tạo thành bẹ. Lá không có cuống, gồm 7 gân lá song song, mặt dưới nổi rõ.

Cụm hoa ngắn, mọc ở gần ngọn, mọc đối xứng với lá, gồm nhiều hoa có màu trắng lục, đôi khi lên đến 20 cái, đài có răng, hình mác, dạng trứng hẹp, đầu nhọn, chiều dài từ 7-10mm, tràng có cánh ngắn, hẹp hơn lá đài, dạng hình mác.

Quả nang, hình bầu dục, quả khi chín sẽ nứt thành nhiều mảnh dính ở 2 đầu gần giống chiếc đèn lông, bên trong có nhiều hạt nhỏ.

Mùa hoa quả từ tháng 1 đến tháng 4.

Hoa và lá cây Cau đất
Hoa và lá cây Cau đất
Hoa của cây Cau đất
Hoa của cây Cau đất

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hay sấy khô.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Tropidia Lindl. ở nước ta có 2 loài. Cau đất phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam.

Tại nước ta, Cau đất thường được tìm thấy ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Côn Đảo.

Cau đất là loài ưa ẩm, ưa bóng, thường mọc ở những tán rừng ẩm, bờ suối. Cây mọc thành từng khóm đơn độc, đôi khi phân nhánh. Trong thời gian ra hoa thì phần ngọn của cây vẫn tiếp tục phát triển để ra những lá non. Quả có nhiều hạt, dùng để nhân giống tự nhiên. Cau đất cũng là loài được trồng để làm cảnh vì tán cây rất đẹp.

Cau đất được trồng làm cảnh
Cau đất được trồng làm cảnh

2 Tác dụng của cây Cau đất

Theo kinh nghiệm của nhân dân miền núi thì rễ của cây Cau đất sau khi bóc bỏ lớp vảy, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng có tác dụng chữa tiêu chảy với liều dùng được khuyến cáo là 10-20g dược liệu sắc cùng với 200ml nước cho đến khi còn 50ml, uống mỗi ngày 1 lần.

Toàn cây Cau đất bao gồm cả rễ, thân, lá có thể phối hợp cùng với lá cây Trọng đũa với liều lượng bằng nhau (mỗi vị dùng 20g) có tác dụng chữa sốt rét, cảm gió.

Nhân dân Lào ở tỉnh Sầm Nưa gọi dược liệu này là Sâm Cau, dùng để làm thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh ứ huyết, đau lưng, tên thấp.

Nhân dân Ấn Độ và Malaysia sử dụng nước sắc từ rễ cây Cau đất để chữa bệnh trong trường hợp tiêu chảy, nước sắc toàn cây Cau đất có thể phối hợp cùng với các vị thuốc khác để chữa sốt rét.

Công dụng của cây Cau đất
Công dụng của cây Cau đất

3 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cau đất, trang 353-354. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Trúc kinh, trang 1091. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cau Đất (Tropidia curculigoides Lindl.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633