Cát Cánh (Platycodon grandiflorus)

188 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (Nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Asterales (Cúc)

Họ(familia)

Campanulaceae (Hoa chuông)

Chi(genus)

Platycodon (Cát cánh)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC.

Cát Cánh (Platycodon grandiflorus)

Cát cánh được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở và kiết lỵ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Cát cánh.

1 Giới thiệu về cây Cát cánh

Cát Cánh hay còn được gọi là cây Cánh thảo lung, tên khoa học là Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC., Campanulaceae (họ Hoa chuông). 

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây có thân đứng cao từ 50-80cm. Lá của cây không có cuống, mọc đối hoặc thành vòng 3-4 lá ở phía dưới. Phiến lá hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa. Ở phía trên của cây, lá nhỏ và có thể mọc so le.

Cây có hoa to, hình chuông mọc riêng lẻ hoặc tạo thành bông thưa ở kẽ lá hoặc ngọn cành. Đài của hoa có hình dạng chuông, dài khoảng 1cm, màu lục, tràng có màu lam tím hoặc trắng. Quả nang hình trứng được bao bọc bởi đài và chứa nhiều hạt nhỏ, có hình bầu dục và màu nâu đen.

Cát cánh - Vị thuốc trị viêm họng, ho có đờm và hen suyễn hiệu quả
Hình ảnh cây Cát cánh

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ, rễ. 

Cây được thu hái rễ khi đạt tuổi 2 năm, vào mùa đông khi cây tàn lụi hoặc sau khi thu quả để làm giống. Ngày thu hoạch cần chọn nắng đẹp. Việc thu rễ củ sử dụng cuốc đào, sau đó cắt bỏ thân lá và rễ con. Rễ củ được làm sạch, sau đó để nguyên hoặc ngâm nước và cạo bỏ lớp vỏ ngoài trước khi phơi hay sấy khô. Có thể xông Lưu Huỳnh trước khi sử dụng. Thông thường, rễ được dùng tươi, tuy nhiên có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán, thái lát rồi tán bột mịn. Rễ cần được bảo quản nơi khô ráo và tránh ẩm mốc.

Mô tả dược liệu: Rễ hình trụ có dạng thuôn dần về phía dưới và đôi khi có phân nhánh. Phần trên của rễ còn sót lại gốc thân, dài 5-15 cm và đường kính từ 0,7-2 cm. Mặt ngoài của rễ có màu vàng nhạt đến vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc và nếp nhăn ngang. Thể chất dòn, mặt to thô và không có xơ. Mặt cắt ngang của rễ màu trắng ngà và có vân nhan hoa cúc. Rễ không có mùi và có vị ngọc sau nhẫn đắng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây Cát cánh mua ở đâu? Đây là loài cây sống ở miền ôn đới của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Nó được trồng nhiều ở Trung Quốc và đã được đưa vào nước ta và được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chẳng hạn như Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà) và Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Ngoài ra, gần đây, loài cây này cũng được trồng ở một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình. Cây này có sức khỏe tốt và dễ thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Trong vùng đồng bằng, nó có thể được gieo trồng vào tháng 10-11, trong khi ở miền núi thì vào tháng 2-3. Nếu gieo hạt vào đất quá khô hoặc quá ướt và bị nén chặt, nó sẽ mọc chậm. Cây này ở vùng cao có thể thu hoạch sau hai năm trồng, trong khi ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Loài cây này được trồng rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam.

Cát cánh - Vị thuốc trị viêm họng, ho có đờm và hen suyễn hiệu quả
Hình ảnh cây Cát cánh

2 Thành phần hóa học của Cát cánh

Cây tỏa mùi thơm. Trong cây chứa tinh dầu và thành phần hóa học chính của rễ Cát cánh bao gồm các saponin triterpen chia thành ba nhóm: acid platycodic, acid platycogenic và acid polygalacic. Hiện đã cô lập được khoảng hơn 75 triterpen glucosid khác nhau từ rễ Cát cánh, trong đó, platycodin A là thành phần chính, cùng với platycodin C, platycodin D và deapioplatycodin D. Ngoài ra, rễ Cát cánh còn chứa flavonoid (platyconin, apigenin, luteolin, platycosid...), các acid phenol, polyacetylen, sterol, acid béo (acid linoleic) và Amino acid. Ngoài các saponin như platycodin A, C, D, D2, polygalacin D, Dạ, rễ Cát cánh còn chứa một chất tương tự Inulin.

2.1 Tác dung của Saponin

Saponin triterpenoid có nhiều trong P. grandiflorus và là thành phần hoạt chất chính đặc trưng cho P. grandiflorus. Hiện tại, 75 triterpenoid glycoside đã được phân lập và xác định từ P. grandiflorus . Trong đó platycodin A được coi là saponin chính và platycodin D (PD) là hoạt chất có tác dụng chính được chiết xuất từ ​​P. grandiflorus, có thể ức chế hoạt động của Lipase. PD vừa là thuốc vừa là dinh dưỡng và có tác dụng chống ho cao, chống béo phì, chống xơ hóa, chống viêm và chống khối u. Các thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy platycodin D 3 có thể loại bỏ đờm và cho thấy hoạt động chống viêm. Ngoài ra, platycodin D 2 , platycodin D 3 và PD có hoạt tính chống khối u đáng kể. Platycodin A, platycodin C, deapio platycodin D và 16-oxo-PD đã được chứng minh là có tác dụng chống béo phì.

2.2 Tác dụng của Flavonoid 

Flavonoid chủ yếu tồn tại ở phần trên mặt đất của P. grandiflorus, chủ yếu bao gồm flavonoid, dihydroflavonoid và flavonoid glycoside. Hiện tại, 11 flavonoid đã được phân lập và xác định từ P. grandiflorus. Người ta đã chứng minh rằng sáu loại flavonoid khác nhau được lấy từ hạt và hoa của P. grandiflorus , trong khi 3 hợp chất được phân lập từ phần trên mặt đất của P. grandiflorus trồng ở Ba Lan. Trong số các flavonoid này, luteolin-7- O -glucoside và apigenin-7- O -glucoside thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Flavonoid là một trong những thành phần sinh học chính có tác dụng chống ho, chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, hạ đường huyết, chống béo phì và tăng cường miễn dịch đáng kể.

Cát cánh - Vị thuốc trị viêm họng, ho có đờm và hen suyễn hiệu quả
Hình ảnh cây Cát cánh

3 Tác dụng - Công dụng của Cát cánh

3.1 Tác dụng dược lý 

Rễ Cát cánh có nhiều tác dụng như giúp hạ huyết áp, giảm lipid, kháng viêm, chống khối u, giảm ho và đàm, tăng bài tiết acid cholic và có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, Cát cánh còn chứa lybetyol, một loại polyacetylen có tác dụng chống lại khối u.

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng:  Cát cánh có vị hơi ngọt, sau đắng và tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm và giúp mủ độc bài tiết ra ngoài. Các saponin trong Cát cánh đã được chứng minh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết và làm tan máu. Rễ Cát cánh cũng có tác dụng giảm đau, an thần, hạ sốt, giảm ho và làm thông đờm; ngoài ra, nó còn giúp chống loét, chống viêm, giãn các mạch máu nhỏ và hạ đường huyết.

Công dụng: Cát cánh được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Liều lượng uống từ 4-20g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Cát cánh cũng được sử dụng để điều trị mụn nhọt và được sử dụng để chế biến thành thuốc mỡ dùng ngoài cho các bệnh da.

Cát cánh - Vị thuốc trị viêm họng, ho có đờm và hen suyễn hiệu quả
Công dụng của Cát cánh

4 Bài thuốc từ cây Cát cánh

  1. Đối với ngoại cảm và mất tiếng, có thể sử dụng các vị thuốc Cát cánh, Bạc Hà, Mộc thông, Bươm bướm, Chiêu liêu, với liều lượng mỗi vị bằng nhau, là 6g và uống dưới dạng thuốc sắc (có tham khảo trong sách "Bách gia trận tàng").
  2. Đối với trường hợp căng tức ngực và ho có đờm hôi, có thể dùng các vị thuốc, mỗi vị 4-6g gồm: Cát cánh, Cam thảo, Chỉ Xác và uống dưới dạng thuốc sắc.
  3. Đối với trường hợp ho và đờm, có thể sử dụng Cát cánh 4g, Cam Thảo 8g, pha với nước 250ml, lấy sắc còn 150ml và chia làm ba lần uống trong ngày.
  4. Đối với bệnh về răng và miệng hôi, có thể sử dụng các vị thuốc Cát cánh, Hồi hương, mỗi vị 4g tán bột nhỏ và bôi.
  5. Đối với bệnh ngoài da, có thể dùng Cát cánh 6g, Táo ta (quả) 5g, Cam thảo 4g, Gừng 2g, pha với 600ml nước, đem sắc lên còn 300ml rồi chia làm ba lần uống trong ngày.
Cát cánh bắc hà

Lưu ý: Trong trường hợp phổi khô nóng háo nước, không nên sử dụng Cát cánh. Nếu dùng phần đầu của rễ củ (bộ phận tiếp giáp với thân cây) có thể dễ gây nôn.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Cát cánh trang 74 - 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Cát cánh trang 90 - 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  3. Tác giả Ming-Yue Ji và cộng sự (Đăng tháng 02 năm 2020). The Pharmacological Effects and Health Benefits of Platycodon grandiflorus—A Medicine Food Homology Species, PubMed. Truy cập ngày 16 tháng 02 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cát Cánh (Platycodon grandiflorus)

Xuyên Tâm Liên Tỏi Đen
Xuyên Tâm Liên Tỏi Đen
95.000₫
Cảm Ho Ngân Kiều (Chai 120ml)
Cảm Ho Ngân Kiều (Chai 120ml)
125.000₫
Siro ho CK-Ho Tỏi Đen Chanh Đào Mật Ong
Siro ho CK-Ho Tỏi Đen Chanh Đào Mật Ong
50.000₫
Thiên Môn Bổ Phế Đức Thọ Sanh Plus
Thiên Môn Bổ Phế Đức Thọ Sanh Plus
95.000₫
Annatop Pro
Annatop Pro
90.000₫
Viên ngậm ho Nam Dược
Viên ngậm ho Nam Dược
Liên hệ
Azka Mũi Họng Trẻ em
Azka Mũi Họng Trẻ em
Liên hệ
Ngậm ho Bách Bộ Tất Thành Mom and Baby
Ngậm ho Bách Bộ Tất Thành Mom and Baby
Liên hệ
Tế Chúng Thủy
Tế Chúng Thủy
Liên hệ
Thuốc Ho Thảo Dược Yên Bái
Thuốc Ho Thảo Dược Yên Bái
Liên hệ
Tùng Lộc Thanh Phong Thảo
Tùng Lộc Thanh Phong Thảo
Liên hệ
Siro 1 Way
Siro 1 Way
Liên hệ
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633