Cao Khỉ

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Chordata (Động vật có dây sống)

Mammalia (Thú)

Bộ(ordo)

Primates (Linh trưởng)

Họ(familia)

Cercopithecidae (Khỉ)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Macaca spp.

Cao Khỉ

Cao khỉ toàn tính được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân, thường dùng cho người gầy yếu, thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, lao lực, thiếu ngủ, kém ăn, đổ mồ hôi trộm, phong thấp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo thông tin, không khuyến khích vận chuyển, mua bán và sử dụng các sản phẩm chế biến từ Khỉ vì có thể vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.

1 Cách nấu cao khỉ

Khỉ còn có tên gọi khác là Hầu, tên khoa học là Macaca spp. thuộc họ khỉ. Tại nước ta, khỉ có 5 loài nhưng phổ biến nhất vẫn là Khỉ vàng ở miền Bắc và Khỉ nước ở miền Nam.

Xương khỉ cũng được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền như xương Hổ, tên gọi là Hầu cốt.

Cao Khỉ được nấu theo 2 cách: Cao toàn tính (cao nấu từ cả xương và thịt khỉ) và cao nấu hoàn toàn từ xương.

1.1 Cách nấu cao từ xương khỉ

1.1.1 Chuẩn bị

Xương Khỉ cho vào nồi đun với nước trong khoảng 30 phút, khuấy trộn liên tục để róc hết thịt và gân còn dính trên xương.

Tiếp theo, dùng bàn chải hoặc dụng cụ có lông bằng thép để vệ sinh xương thật sạch sẽ, rửa nhiều lần với nước, đem phơi dưới nắng to càng tốt hoặc đem sấy ở 50 đến 60 độ C cho đến khi khô.

1.1.2 Cách tiến hành

Tiến hành cưa xương thành từng đoạn 10cm, chẻ đôi, loại bỏ hết tủy và phần xương xốp ở bên trong. Sau đó, ngâm xương với nước lá Ngải Cứu trong một đêm.

Xếp xương vào nồi, đổ nước ngập mặt xương khoảng 10cm, đun sôi liên tục trong vòng 24 giờ, đến khi nước cạn thì tiếp tục thêm nước sôi vào, tiến hành rút dịch chiết lần 1, đem đi cô riêng. Thêm nước sôi, đun tiếp trong 24 giờ rồi rút dịch chiết lần 2, đem đi cô riêng. Làm lần 3 tương tự như 2 lần trước. Quá trình cô dịch chiết lần 3 gần được thì dồn số dịch chiết của các lần trước vào, khuấy đều, cô đến khi thu được cao đặc.

Xem thêm: Cao Dê có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên sử dụng?

 
Quy trình nấu cao khỉ
Quy trình nấu cao khỉ

1.2 Cách nấu cao từ xương và thịt khỉ

Cao toàn tính có cách chế biến đơn giản hơn. Thịt và xương khỉ chặt thành từng miếng nhỏ, nấu tương tự như cao xương. Thông thường, người ta thường phối hợp thêm các vị dược liệu có nguồn gốc thảo dược khác như Hồi hương, Địa Liền, Thiên niên kiện để giảm mùi tanh của cao hoặc thêm Xuyên Khung, Đương Quy để tăng tác dụng, giúp cao có mùi thơm dễ uống. Tuy nhiên, nhân dân thường ít nấu cao toàn tính vì khó bảo quản, cao dễ bị hư hỏng.

1.3 Lưu ý trong quá trình nấu cao khỉ

Trong quá trình nấu cao khỉ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên để cao quá đặc hoặc quá lỏng, cao quá đặc làm lượng cao thu được thấp, cao quả lỏng thì khó đóng gói và bảo quản. Do đó, khi nấu, cần chú ý đến nhiệt lượng, cô cao cho đến khi nhấc đũa lên thì cao không chảy nữa là được.
  • Cao khi cần cô ở nhiệt độ thấp, quá trình cô cần khuấy liên tục để tránh tình trạng cháy nồi.
  • Bôi một lớp dầu hoặc mỡ vào khay trước khi đổ cao để tránh cao bị dính vào khay.
  • Để nguội sau đó cắt cao thành từng miếng có trọng lượng từ 50-100g, đóng gói, bảo quản chỗ kín, mát.
Cao khỉ
Cao khỉ

2 Thành phần hóa học

Cao khỉ có chứa nitơ (chiếm 16,86%), tro (chiếm 1,88%), acid amin (chiếm 0,85%), clo (chiếm 0,56%), asen, Canxi, phospho.

Xem thêm: Cao Ngựa: Thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược cho người mới ốm dậy

3 Uống cao khỉ có tốt không?

Cao khỉ có tác dụng gì đối với đàn ông? Theo Y học cổ truyền, thịt khỉ có vị chua, tính bình có tác dụng ích tinh, bổ dương, trừ thấp còn xương khỉ có vị chua, tính bình có tác dụng ích huyết, bổ thận, tăng cường sinh dục.

Ai nên ăn cao khỉ? Cao khỉ toàn tính được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân, thường dùng cho người gầy yếu, thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, lao lực, thiếu ngủ, kém ăn, đổ mồ hôi trộm, phong thấp. Cao toàn tính dùng cho phụ nữ và người lớn tuổi có tác dụng rất tốt.

3.1 Tác dụng của cao khỉ đối với phụ nữ

Cao khỉ có tác dụng bổ huyết, bổ toàn thân do đó dùng cho phụ nữ giúp kích thích ăn ngon, điều hòa giấc ngủ, làm giảm tình trạng thiếu máu xanh xao.

3.2 Cách sử dụng cao khỉ cho phụ nữ

Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 5-10g hoặc lên đến 20g cao khỉ cắt thành từng miếng nhỏ, có thể ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong, cháo nóng hoặc ngâm rượu cho dễ dùng hơn.

Tác dụng của cao khỉ với phụ nữ
Tác dụng của cao khỉ với phụ nữ

4 Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Bao nhiêu tuổi uống được cao khỉ?

Cao khỉ rất tốt cho phụ nữ và người lớn tuổi, độ tuổi cụ thể sử dụng cao khỉ còn chưa rõ ràng do đó cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.

4.2 Nên ăn cao khỉ vào lúc nào?

Cao Khỉ có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên ăn vào buổi tối.

4.3 Cách ăn cao khỉ với mật ong

Cao khỉ có mùi tanh do đó có thể gây khó khăn trong quá trình sử dụng, bạn có thể tẩm cao khỉ với Mật Ong để ngậm cho dễ dùng.

4.4 Giá 1 lạng cao khỉ là bao nhiêu?

Giá cao khỉ toàn tính thường dao động khoảng vài trăm nghìn đồng 1 lạng. Giá cao khỉ nấu từ xương khỉ có thể cao hơn.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Khỉ trang 982 – 983. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Khỉ, trang 1161-1162. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cao Khỉ

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633