Cao Gấu

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Chordata (Động vật có dây sống)

Mammalia (Thú)

Bộ(ordo)

Carnivora (Động vật ăn thịt)

Họ(familia)

Ursidae (Gấu)

Chi(genus)

Ursus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ursus spp.

Cao Gấu

Cao gấu được làm từ xương Gấu (chủ yếu là xương cẳng chân) với phương pháp nấu tương tự như nấu cao khỉ, cao dê,... Cao gấu có tác dụng giảm đau lưng, mỏi gối, giảm đau do phong tê thấp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho bạn đọc do Gấu hiện nay là loài động vật thuộc diện quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng do đó, việc săn bắt, nuôi nhốt, mua bán, sử dụng các sản phẩm từ Gấu có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

1 Cao gấu là gì?

Ngoài mật gấu thì cao gấu cũng được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với mục đích giảm đau xương khớp. Cao gấu được làm từ xương Gấu (chủ yếu là xương cẳng chân) với phương pháp nấu tương tự như nấu cao khỉ, cao dê,...

Gấu thuộc loài thú lớn, chiều dài thân có thể lên đến 1,5 mét, đầu to, tai tròn, mắt nhỏ, miệng rộng. Gấu có bộ lông đen, ở ngực có một khoang còn được gọi là yếm màu trắng.

Tại nước ta, có 2 loài là Gấu ngựa (tên khoa học là Ursus thibetanus G. Cuvier) và Gấu chó (tên khoa học là Ursus malayanus Raffles).

Xem thêm: Cao Ngựa: Thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược cho người mới ốm dậy

2 Cách nấu cao gấu

Cách nấu cao gấu
Nhãn

Cao Gấu cũng được nấu tương tự như cao dê, cao khỉ,... Tuy nhiên, khi nấu cao dê, Cao Khỉ thì thường sử dụng toàn bộ xương hoặc nấu cả xương với thịt (cao toàn tính) còn đối với cao gấu thì người ta chỉ nấu cao từ xương cẳng chân của con gấu.

2.1 Chuẩn bị

Xương gấu đem bỏ vào nồi to, thêm nước, đun sôi trong vòng 30 phút để phần thịt và gân gấu được mềm ra.

Vớt xương gấu ra, sử dụng bàn chải có lông thép hoặc bàn chải tre để đánh rửa xương gấu, loại bỏ hết phần thịt và gân, rửa nhiều lần với nước cho sạch.

Đem phơi xương gấu dưới nắng to là tốt nhất, nếu không có nắng thì đem sấy ở nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C để xương gấu khô hoàn toàn.

Dùng cưa để cưa xương gấu thành từng đoạn nhỏ, đem chẻ xương thành nhiều lần, dùng dao cạo hết phần tủy và phần xương xốp, rửa lại với nước sạch.

Ngâm xương gấu cùng với rượu Gừng theo tỷ lệ 5 lít rượu ngâm cùng với 50kg xương, thêm 1 kg gừng tươi để loại bỏ mùi hôi của xương gấu.

2.2 Cách tiến hành

Xương gấu sau khi sơ chế và ngâm cùng với rượu gừng thì đem vớt ra, để ráo sau đó xếp xương vào thùng nhôm để tiến hành nấu cao, đổ nước ngập mặt xương, để một cái giỏ vào giữa thùng để tiện lấy dịch chiết.

Đun xương gấu liên tục trong 24 giờ, khi nào nước cạn thì đổ thêm nước sôi vào để nước luôn ngập mặt xương, sau đó tiến hành rút dịch chiết lần thứ nhất, đem cô riêng. Lại tiếp tục đổ nước, đun trong vòng 24 tiếng rồi rút dịch chiết lần 2, đem cô riêng. Lần 3 làm tương tự như 2 lần đầu nhưng khi cô gần được thì cho dịch chiết của các lần trước vào, khuấy đều, tiếp tục đun đến khi thu được cao đặc.

Không nên để cao quá đặc hoặc quá lỏng vì nếu cao đặc thì sẽ ảnh hưởng đến khối lượng thành phẩm còn nếu cao lỏng quá thì dễ bị hỏng, gây khó khăn trong quá trình bảo quản. Do đó, trong quá trình cô đặc thì luôn để ý đến nhiệt độ và độ đặc quánh của khối cao, nếu nhấc đũa nấu lên mà cao không bị chảy xuống thì có nghĩa là cao đã đạt đến độ đặc phù hợp.

Khi nấu thì nên khuấy đều tay để cao không bị khét.

Lúc chuẩn bị đổ khuôn thì có thể phết một lớp dầu hoặc mỡ lên khuôn để cao không bị dính.

Sau khi cao nguội thì đem cắt thành từng miếng, trọng lượng mỗi miếng cao khoảng 50-100g, dùng giấy bóng hoặc nilon để quấn và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để cao ở những nơi ẩm thấp.

Xem thêm: Cao Dê có tác dụng gì với sức khỏe? Những ai không nên sử dụng?

3 Uống cao gấu có tác dụng gì?

Uống cao gấu có tác dụng gì?
Uống cao gấu có tác dụng gì?

Mọi người thường hay biết đến công dụng của mật gấu như chữa bong gân, sai khớp, phong thấp, chữa kinh phong ở trẻ. Tuy nhiên, cao gấu cũng là một vị thuốc có nhiều tác dụng đặc biệt là trong trường hợp đau mỏi lưng gối.

3.1 Cao gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Cao gấu ngâm rượu dùng cho những bệnh nhân thường xuyên đau lưng, mỏi gối, tê thấp giúp cải thiện triệu chứng một cách đáng kể.

Cách ngâm cao gấu với rượu như sau: Dùng 50-100g cao gấu, ngâm cùng với 5 lít rượu ngon, đợi đến khi cao gấu tan hết thì có thể đem ra dùng, mỗi bữa uống 10-15ml, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

3.2 Cách sử dụng cao gấu

Cao gấu có thể ngâm cùng với rượu để uống dần hoặc mỗi lần dùng cắt một miếng cao khoảng 6-10g, hòa cùng với rượu và uống.

3.3 Lưu ý khi sử dụng cao gấu

Cao gấu có tác dụng tốt đối với sức khỏe, làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị bệnh xương khớp với độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ở những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, đang sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Không lạm dụng cao gấu để thay thế các phương pháp điều trị thông thường.

Trong quá trình sử dụng cao gấu nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

4 Giá 1 lạng cao gấu là bao nhiêu?

Hiện nay, Gấu là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn do đó việc mua bán cao gấu có thể được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tại các khu chợ đen, cao gấu có giá thành dao động khoảng từ vài trăm đến vài triệu đồng 1 lạng.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Gấu, trang 1122-1124. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cao Gấu

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633