Cảo Bản (Ligusticum sinense Oliv.)

5 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Apiales (Hoa tán)

Họ(familia)

Apiaceae (Hoa tán)

Chi(genus)

Ligusticum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Ligusticum sinense Oliv.

Cảo Bản (Ligusticum sinense Oliv.)

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị , Cảo bản được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com)  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Cảo bản.

1 Giới thiệu về cây Cảo bản

Cảo Bản có tên khoa học là Ligusticum sinense Oliv., thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Cây mọc trên đất ẩm vùng núi cao, được trồng ở nước ta hơn 100 năm trước.

Hình ảnh cây Cảo bản
Hình ảnh cây Cảo bản

1.1 Đặc điểm thực vật

Cảo bản là cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 0,5-1m, đôi khi cao hơn. Lá mọc so le, kép lông chim 2-3 lần, cuống lá dài 9-12cm, phía dưới ôm lấy thân. Lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ. 

Cụm hoa tán kép, có 16-20 cuống mang tán đơn; mỗi tán lại mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả, mỗi phân quả có 5 sống chạy dọc, các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ, trong các rãnh nhỏ có 3-5 ống chứa tinh dầu.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ.

Thân rễ được đào lên, cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1-3cm, mặt ngoài nâu và sần sùi, ở trong trắng ngà.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện được trồng nhiều ở Hà Giang.

2 Thành phần hóa học

Thành phần chính trong chiết xuất Cảo bản là tinh dầu. 5-oxo-δ-4-decahydrobenzinden (50,1%), ligustilide (16,4%), β-phellandren (7,8%), myristicin (5,5%) và spathulenol (3,3%) là các hợp chất chính của 25 thành phần được xác định trong đó chiếm 96,6% tổng lượng tinh dầu này. 

3 Tác dụng - Công dụng của Cảo bản

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Hoạt tính kháng khuẩn

Chiết xuất Cảo bản cho thấy tác dụng kháng khuẩn thông qua ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn sau: Agrobacterium tumefaciens, Escherichia coli, Pseudomonas lachrymans, Xanthomonas vesicatoria, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureusStaphylococcus haemolyticus; trong đó có hoạt tính mạnh nhất với B.subtilis A.tumefaciens.

Hoạt động kháng khuẩn của Cảo bản
Hoạt động kháng khuẩn của Cảo bản

3.1.2 Chống oxy hóa

Tinh dầu Cảo bản có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ thông qua hoạt động nhặt gốc tự do DPPH và ức chế oxy hóa axit β-carotene-linoleic.

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Cây Cảo bản có tính ấm, vị đắng, hơi cay, quy vào kinh bàng quang, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.

Trong đông y, cây Cảo bản được dùng trong chữa:

  • Cảm phong hàn, đau đầu.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Liệt nửa người, chân tay co quắp.
  • Ngoài ra còn dùng ngoài trị ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa, trị gàu ngứa da đầu.

4 Các bài thuốc từ cây Cảo bản

4.1 Trị nhức đầu, thiên đầu thống

Nguyên liệu: Cảo bản 6g, xuyên khung, bạch chỉ, Cam Thảo mỗi vị 3g, Phòng Phong 5g, Tế Tân 2g.

Cách làm: Sắc với 500ml nước tới khi còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

4.2 Trị gàu da đầu

Nguyên liệu: Cảo bản, Bạch Chỉ đồng lượng.

Cách làm: Nấu nước tắm, gội đầu hoặc tán thành bột để xát vào da đầu, sáng hôm sau gội lại.

4.3 Trị cảm mạo phong hàn, sốt không ra mồ hôi

Nguyên liệu: Cam thảo 3g, khương hoạt 6g, Xuyên Khung 4g, mạn kinh tử, cảo bản, Độc Hoạt và phòng phong mỗi loại 9g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc từ Cảo bản giúp trị đau đầu, cảm mạo do hàn
Bài thuốc từ Cảo bản giúp trị đau đầu, cảm mạo do hàn

4.4 Trị đau tim

Nguyên liệu: Thương truật 30g, cảo bản 15g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống khi còn nóng.

4.5 Trị phong thấp

Nguyên liệu: Cam thảo 6g, bạch chỉ, cảo bản và phòng phong mỗi loại 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.6 Trị đau đầu kèm mạch hoạt, rêu lưỡi, buồn nôn, ăn kém

Nguyên liệu: Xuyên khung, Bán Hạ chế, Câu Đằng mỗi loại 15g, huyền minh phấn 6g, Thiên Ma, bạch chỉ và cảo bản mỗi vị 10g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống mỗi ngày.

4.7 Trị đau dạ dày, đau bụng do lạnh

Nguyên liệu: Cảo bản 20g, thương truật 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.8 Trị trĩ kèm ngứa

Nguyên liệu: Hồng Hoa, tế tân mỗi loại 2g, cam thảo, cảo bản, Thăng Ma mỗi loại 4g, ma hoàng 5g, khương hoạt 15g, Sài Hồ, phòng phong mỗi loại 6g, Hoàng Kỳ, Tần Giao mỗi loại 8g.

Cách làm: Sắc lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày.

4.9 Trị đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt

Nguyên liệu: Đào nhân 1 hạt, hoa tiêu 10 hạt, xuyên khung 1.6g, hồng hoa, tế tân mỗi loại 0.8g, cảo bản, quy thân, Bạch Linh mỗi loại 2g, ma hoàng 3.2g, phòng phong, mạn kinh tử, Kinh Giới, khương hoạt, Sinh Địa mỗi loại 2.4g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Jihua Wang và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2011). Composition, antibacterial and antioxidant activities of essential oils from Ligusticum sinense and L. jeholense (Umbelliferae) from China, ResearchGate. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.

2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Cảo bản trang 343-344, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cảo Bản (Ligusticum sinense Oliv.)

Viên Xoang TW3
Viên Xoang TW3
Liên hệ
Migrin Plus
Migrin Plus
170.000₫
Kim Ngân Xoang
Kim Ngân Xoang
850.000₫
Rhinidol
Rhinidol
119.000₫
Thông Xoang Tán Nam Dược
Thông Xoang Tán Nam Dược
165.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633