Canh Châu (Tước Mai)

1 sản phẩm

Canh Châu (Tước Mai)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Phân loại khoa học
Bộ(ordo)

Rosales

Họ(familia)

Rhamnaceae

Chi(genus)

Sageretia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Sageretia theezans Rhamnaceae

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thủy đậu, cảm mạo, bệnh ngoài da, chấn thương, Canh châu được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Canh châu.

1 Cây Canh châu là cây gì?

Canh châu còn có tên gọi khác là Chanh châu, Quanh châu, mọc ven rừng, dọc theo bờ suối, nơi cát ẩm, đất sâu, xen với các loài cây bụi khác; cũng thường được trồng quanh vườn làm hàng rào.

Hình ảnh cây Canh Châu
Hình ảnh cây Canh Châu

Tên khoa học của Canh châu là Sageretia thea (Osbeck) M.C. Johnst. [Rhamnus thea Osbeck, Rhamnus theezans L., Sageretia theezans (L.) Brongn.], thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Canh châu.

Hình ảnh cây Canh châu
Hình ảnh cây Canh châu

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây gỗ nhỏ hoặc nhỡ, dạng bụi, phân cành nhiều. Cành non mềm, gần tròn, màu xám, có lông tơ; cành già nhẵn, màu xám nâu; cành phụ dài 1-3mm, biến đổi thành gai. Lá mọc so le, dài 2-10cm, rộng 8-35mm, hình trái xoan hay bầu dục, tù ở chóp, tròn hay gần tròn ở gốc, mép có răng cưa nhỏ, màu lục sẫm hay nâu, nhạt màu hơn ở mặt dưới; gân 6-8, lồi ở mặt dưới; gân con hình mạng rõ ở mặt trên; cuống lá dài 2-5mm, hơi có rãnh ở trên. Lá kèm dạng sợi, dễ rụng.

Hình ảnh cây Canh Châu
Hình ảnh cây Canh Châu trồng làm cảnh tại nhiều nơi

Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn và ở nách lá; hoa xếp nhóm nhỏ 1-4, màu trắng, không cuống; lá bắc dài 0,5mm, hình tam giác, có lông nhung. Lá đài 5, dài hơn ống đài hình bán cầu, có lông ở mặt ngoài, hình tam giác nhọn. Cánh hoa 5, hơi ngắn hơn lá đài, hình mũ trùm, thót lại thành móng, màu trắng. Nhị 5, dài bằng cánh hoa và bị bao bởi cánh hoa. Bầu hợp lưu với đĩa mật; vòi rất ngắn mang 3 đầu nhụy; có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả nhỏ, hình cầu, dài và rộng 4-6mm, nạc, dai, màu đen đen hoặc tím nhạt, kèm theo các lá đài và vòi nhụy tồn tại. Hạt 1-3, dài 3,5-5mm, rộng 3-3,5mm, lồi ở mặt lưng, dẹp ở mặt trong, vỏ ngoài nhẵn bóng, màu xám; vỏ trong mỏng và dạng màng. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 11; có quả từ tháng 12 đến tháng 3.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, cành và rễ.

Thu hái lá tươi hoặc lấy cành lá vào mùa xuân hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông, đem phơi hay sấy khô. 

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây có ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc. 

Hình ảnh Cây canh châu bonsai được uốn nắn tỉ mỉ, tạo hình cầu kì là những hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp được. Loài cây này rất được ưa chuộng để dùng làm cảnh.
 

Hình ảnh Cây canh châu
Hình ảnh Canh Châu được trồng làm cây cảnh (bonsai)

2 Thành phần hóa học

2.1 Quả

Dinh dưỡng: Độ ẩm (75.04), chất đạm thô (2.01), chất béo thô (0.84), sợi thô (3.32), tro thô (0.48) (%).

Khoáng chất: K (639.4), Ca (44.1), Mg (57.5), Na (85.1), Mn (0.8), Fe (2.1), P (84.9), Mo    (1.4), B (3.6), Cu (1.6) (mg/100g trọng lượng khô).

Acid hữu cơ: Oxalic acid (51.8), Tartaric acid (594.4), Malic acid (2631.5), Lactic acid (1237.4), Citric acid (189.1), Succinic acid (576.6) (mg/100g trọng lượng khô).

Quả chứa 12 axit béo, bao gồm axit béo bão hòa và axit béo không bão hòa. Axit linoleic được phát hiện là axit béo chiếm ưu thế, tiếp theo là axit oleic và axit palmitic. Ngoài ra, lượng axit béo không no trong quả (74,96%) cao hơn so với axit béo no (25,04%) nên tỷ lệ không no so với no là 2,5.

Quả cũng chứa một lượng lớn anthocyanin. Tổng số anthocyanin được tìm thấy trong trái cây tươi là 520,8 mg/100g trọng lượng tươi, được biểu thị bằng đương lượng xyanua 3-glucoside.

2.2 Khác

Các hợp chất có hoạt tính sinh học khác nhau như friedelin, axit synergic, beta-sitosterol, daucosterol, axit gluco-synrigic và taraxerol đã được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của Canh châu. Một số glycoside flavanol, cụ thể là 7-O-methylmearnsitrin, myricentrin, kaempferol 3-O-R-L-rhamonopyranoside, europetin 3-O-R-L-rhamonisde và 7-O-methyl quercetin 3-O-R-L-rhamnopyranoside đã được cô lập từ lá. 

Dinh dưỡng trong quả Canh châu
Dinh dưỡng trong quả Canh châu

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Rau Kinh giới - Vị thuốc trị mụn và cảm cúm hiệu quả

3 Tác dụng - Công dụng của cây Canh châu

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Chống oxy hóa

Các phần chiết xuất từ ​​lá giàu Flavonoid thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hàm lượng anthocyanin cao trong quả có thể chứng tỏ quả nên được sử dụng như một thành phần trong chất bổ sung chống oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa đã được chứng minh thông qua hoạt động nhặt gốc tự do DPPH và khả năng khử Sắt.

3.1.2 Chống tiểu đường

Nghiên cứu cho thấy phân đoạn EtOAc từ quả thể hiện hiệu quả ức chế enzym α-glucosidase cao nhất, tiếp theo là phân đoạn nước, dịch chiết EtOH 70% và phần BuOH. Sự hiện diện ở mức độ cao của các hoạt động ức chế này trong phần EtOAc cho thấy rằng chất chiết xuất từ ​​quả S. theezans có khả năng ngăn chặn sự gia tăng Glucose sau ăn của tinh bột, cho thấy tác dụng chống tiểu đường tiềm năng.

3.1.3 Chống hình thành sắc tố

Phần n-hexane của quả thể hiện hoạt tính chống tạo hắc tố đáng kể trong số các phần dung môi khác nhau mà không làm giảm khả năng tồn tại của các tế bào u ác tính của chuột B16F10. Nó ngăn chặn sự biểu hiện của tyrosinase và protein liên quan đến tyrosinase 1 (TRP1). Việc giảm biểu hiện yếu tố phiên mã liên quan đến microphthalmia (MITF) được thực hiện qua trung gian bởi con đường truyền tín hiệu Akt/glycogen synthase kinase 3 beta (GSK3β), giúp thúc đẩy quá trình giảm β-catenin. Các thành phần có hoạt tính sinh học chịu trách nhiệm về hoạt tính chống tạo hắc tố được xác định là metyl linoleat và metyl linolenat.

3.1.4 Chống virus

Chất chiết xuất từ ​​nước của lá có hoạt tính chống virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thông qua việc ức chế Protease HIV loại 1.

3.1.5 Chống ung thư

Trong số các tế bào ung thư khác nhau ở người được thử nghiệm, khả năng gây độc tế bào tối đa được tìm thấy trong các tế bào ung thư vú ở người MDA-MB-231 với chiết xuất methanol, cloroform, etyl axetat, n-butanol và phần nước từ cành Canh châu.

Điều trị bằng chiết xuất lá hoặc cành Canh châu làm giảm khả năng sống sót của tế bào và gây ra quá trình chết theo chương trình trong các tế bào ung thư đại trực tràng ở người SW480. Cơ chế là gây ra sự suy giảm cyclin D1 phụ thuộc vào GSK3β và tăng biểu hiện HO-1 thông qua kích hoạt Nrf2 thông qua kích hoạt p38 phụ thuộc vào ROS, dẫn đến giảm khả năng tồn tại trong các tế bào SW480.

Tác dụng của Canh châu
Tác dụng của Canh châu

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Vị thuốc Đại táo - Tăng cường sức khỏe, cải thiện giấc ngủ

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Canh châu có tính mát, vị đắng, hơi chua, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Trong đông y, Canh châu được dùng làm thuốc đắp vết thương tên đạn, với tên vị thuốc là Xích chu; chữa sưng mặt, sưng mình, đậu sởi, chữa tắc tia sữa hoặc lở loét không ra da gom miệng, chữa bị thương sai khớp bong gân và mụn nhọt.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và lá cây được dùng trị cảm mạo, ho, viêm gan, lở ngứa và đòn ngã. Ở Quảng Tây, rễ được dùng trị ho do phế nhiệt và lá dùng ngoài trị mụn nhot sưng lở.

Canh Châu
Hình ảnh cây Canh Châu

4 Cách dùng và bài thuốc từ cây Canh châu

4.1 Cách dùng

Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Ngày nay, Canh châu vẫn được dùng làm thuốc chữa ban sởi, đậu mùa, dư độc không phát ra được, kiết lỵ; dùng ngoài chữa lở, ghẻ. Thường dùng 10-20g rễ khô hoặc cành lá khô sắc nước uống. Dùng ngoài lấy lá tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp.

Lưu ý: Không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn, đi ngoài phân lỏng.

4.2 Bài thuốc

4.2.1 Chữa lở loét, vết thương lâu liền miệng

Nguyên liệu: Lá Canh châu, lá đuôi tôm, đồng lượng, Đinh Hương 1 nụ.

Cách làm: Giã nhỏ đắp lên vùng da bị lở loét.

4.2.2 Chữa trẻ em bị bệnh sởi, sốt ho, khát nước

Nguyên liệu: Cành, lá Canh châu 20g, tầm gửi cây khế 18g, Cát Căn 12g, Cam Thảo dây, Hương Nhu, hoắc hương mỗi vị 8g.

Cách làm: Sắc với 400ml nước tới khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

4.2.3 Chữa lở ngứa ngoài da, mụn nhọt

Nguyên liệu: Canh châu 24g, Hạ Khô Thảo, Bồ Công Anh, rễ cỏ xước mỗi vị 20g, lá đơn đỏ 10g.

Cách làm: Sắc uống như trên.

4.2.4 Sởi chậm mọc

Dùng rễ Canh châu 30g (hoặc lá 40g), thái mỏng, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.

4.2.5 Cây Canh châu chữa thủy đậu ở trẻ em

Dùng 12 - 16g Canh châu; sắc với 300 - 400ml tới khi còn 200ml, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng 1 - 2 ngày.

Bài thuốc chữa thủy đậu từ Canh châu
Bài thuốc chữa thủy đậu từ Canh châu

5 Cách trồng cây canh châu

Canh Châu là một loài cây ưa bóng râm, có thể trồng được trong nhà. Người trồng nên đặt cây ở hướng cửa sổ phía Nam hoặc phía Tây nhưng cũng cần tránh ánh nắng gắt. 

Cây thích độ ẩm cao và vì lý do đó nên thường xuyên phun nước lên tán lá, người trồng cũng cần chăm sóc cẩn thận, không nên tưới quá úng và cũng không nên để đất quá khô vì cành và lá của Tước mai rất dễ chết do thiếu nước. Cần đảm bảo đất đủ ẩm và tránh dùng nước cứng để tưới cây. 

Hình ảnh cây Canh Châu
Hình ảnh cây Canh Châu được trồng làm cảnh

Vào mùa sinh trường, bạn có thể bón phân 1 lần / tuần, mùa đông thì giãn khoảng cách ra, bón phân 1 tháng  / lần.

Chồi cây Canh Châu có thể cắt bớt còn 2 lá quanh năm. Việc cắt tỉa thường xuyên các chồi giúp phát triển sự phân nhánh tốt. Những cây khỏe mạnh sẽ sẵn sàng đâm chồi nếu bạn phải cắt tỉa nhiều hơn. Đừng tỉa cây Ngải Đắng vào cuối mùa hè nếu bạn muốn hoa và quả phát triển. Cành và chồi non có thể được buộc dây vào mùa xuân. Cành già cứng và khó uốn cong. Tuy nhiên, khi cấu trúc nhánh cơ bản đã được thiết lập, sẽ không cần thiết phải nối dây các nhánh cũ.

Thay chậu cây Canh Châu hai năm một lần và sử dụng hỗn hợp đất tiêu chuẩn để giữ đủ nước nhưng đồng thời thoát nước tốt. Sageretia cắt tỉa rễ tốt, có thể loại bỏ tới 1/3 khối lượng rễ. Chọn chậu lớn hơn bình thường một chút để tránh bị khô nhanh.

Người trồng có thể nhân giống cây từ cành giâm cành gỗ mềm và gỗ cứng.

Trong thời gian chăm sóc, người trồng cũng cần có những biện pháp tránh rệp, ruồi, nấm mốc cho cây.

Hình ảnh cây Canh Châu
Hình ảnh cây Canh Châu được trồng làm cảnh và được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới

 

6 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Ha Na Kim và cộng sự (Ngày đăng 8 tháng 9 năm 2019). Extracts from Sageretia thea reduce cell viability through inducing cyclin D1 proteasomal degradation and HO-1 expression in human colorectal cancer cells, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023. 

2. Tác giả Tae Kyung Hyun và cộng sự (Ngày đăng 18 tháng 5 năm 2015). Nutritional and nutraceutical characteristics of Sageretia theezans fruit, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023. 

3. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Chanh châu trang 400-401, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Canh Châu (Tước Mai)

Smile gel 10g
Smile gel 10g
40.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633