Củ Cải Ngựa

2 sản phẩm

Củ Cải Ngựa

Ngày đăng:
Cập nhật:

Củ cải ngựa được lấy từ rễ cây cải ngựa, sau khi phơi khô được dùng như 1 vị thuốc dân gian với tác dụng chữa đau xương khớp, các chứng ho do cảm lạnh, nhiễm trùng hô hấp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về Củ cải ngựa.

Hình 1: Củ cải ngựa
Hình 1: Củ cải ngựa

1 Tổng quan

1.1 Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Củ cải ngựa.

Tên khác: Moutarde des Allemands; Cran de Bretagne; Grand Raifort; Cranson; Moutardelle; Rábano Picante; Radis de Cheval; Raifort Sauvage; Meerrettich; Pepperrot…

Tên khoa học: Amoraciae Rusticanae Radix, Nasturtium armoracia, Armoracia rusticana, Armoracia lopathifolia, Cochlearia armoracia, thuộc họ cải (Brassicaceae).

Hình 2: Armoracia rusticana
Hình 2: Armoracia rusticana

1.2 Mô tả thực vật

Cải ngựa là một loại cây lá lớn hình lông chim có cuống dài, sống lâu năm, trồng phổ biến ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Ukraine, và ở một mức độ thấp hơn ở các nước khác như Úc và Nam Phi. Cây rễ sâu, có thể cao tới 1 m, cụm hoa màu trắng 4 cánh mọc vào mùa xuân. 

Hình 3: Đặc điểm thực vật của Armoracia rusticana
Hình 3: Đặc điểm thực vật của Armoracia rusticana

1.3 Phân bố, thu hái, chế biến

Cải ngựa là một loại cây lá lớn, sống lâu năm, có nguồn gốc từ Đông Âu và Tây Á.  Cải ngựa được trồng vào đầu mùa xuân và thu hoạch vào cuối mùa thu, rễ có thể được bảo quản qua mùa đông để trồng lại vào mùa xuân.

Sau khi thu hoạch, rửa sạch rễ củ cải ngựa. Sau khi bào hoặc xay, allyl isothiocyanate (dầu mù tạt) được giải phóng có thể gây kích ứng mắt, xoang hay màng nhầy.

Rễ củ cải ngựa tươi bảo quản được ở nơi mát, ẩm ướt và tránh ánh sáng (điều kiện lý tưởng là 30 đến 32°F, độ ẩm 90 đến 95%) từ 10 - 12 tháng.

Rễ củ cải ngựa cũng có thể làm khô: Sau khi làm sạch và gọt vỏ rễ củ, bào mỏng hoặc cắt thành tùng khoanh, đem khi sấy khô trong máy khử nước ở nhiệt độ 140°F từ  - 10 giờ cho đến khi khô hoàn toàn. Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng, sử dụng trong vòng 1 năm.

1.4 Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của củ cải ngựa là rễ củ.

Hình 4: Rễ củ cải ngựa
Hình 4: Rễ củ cải ngựa

2 Thành phần hoá học

Rễ củ cải ngựa có chứa dầu mù tạt. Vị cay của cải ngựa là do sự giải phóng allylisothiocyanate và butylthiocyanate xảy ra khi kết hợp với glucosinolate sinigrin và 2-phenylethylglycosinolate. Chỉ khi nghiền nát mới có vị cay.  Các isothiocyanates được giải phóng khỏi glucosinolate nhờ hoạt động của các thioglucosidases, thường được gọi là myrosinase.

Glucosinolate là các chất chuyển hóa thực vật thứ cấp có chứa nitơ và Lưu Huỳnh có trong tất cả các cây thuộc họ cải. Tất cả các glucosinolate đều có cấu trúc hóa học với một gốc sulfo hóa, một nhóm β-D-thioglucose và một chuỗi bên thay đổi. Các hoạt tính sinh học của glucosinolate nói chung có thể được cho là do các sản phẩm thủy phân của chúng (chủ yếu là isothio- cyanates), làm giảm nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, ruột kết và trực tràng.

Hình 5: Thành phần hóa học của củ cải ngựa
Hình 5: Thành phần hóa học của củ cải ngựa

Cải ngựa chứa một lượng lớn Kali, Canxi, Sắt, magiê, phốt pho và kali, với rễ củ cải ngựa thô có trung bình khoảng 79 mg Vitamin C trên 100 g. Hàm lượng vitamin C trung bình trong rễ củ cải ngựa có thể cao hơn gần ba lần so với trái cây họ cam quýt. Sự kết hợp phức tạp của các hợp chất phenolic chứa trong cải ngựa có hoạt tính chống oxy hóa, là chất ức chế hiệu quả chống lại Lipase tuyến tụy.

Các thành phần khác của rễ bao gồm asparagin, Nhựa và các enzym peroxidase.

3 Công dụng

3.1 Theo y học cổ truyền

Công dụng y học cổ truyền của cải ngựa vẫn được sử dụng ở một số nước Đông Âu và Nga. Thông thường, để giảm đau, lấy rễ hoặc lá cải ngựa nghiền nhỏ và đắp lên da. Ngoài ra, lá tươi có thể được đắp trên bề mặt vết thương, điều trị viêm vú và viêm da.

Loại cây này cũng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền như một loại thuốc long đờm, làm dịu các vấn đề về đường hô hấp và giúp làm giảm bệnh thấp khớp bằng cách kích thích lưu lượng máu ở các khớp bị viêm.

Cách điều trị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp là khoảng 20 g rễ tươi mỗi ngày. Siro cải ngựa chữa ho do vị cay của nó, và rễ củ mài được thêm vào các loại rượu khác nhau (rượu mạnh, rượu vodka, v.v.) để điều trị các triệu chứng ho và viêm phế quản. Ngoài ra, một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của cải ngựa là dùng để chữa bệnh Scorbut, do chứa hàm lượng Acid Ascorbic (vitamin C) cao.

Hình 6: Công dụng của Củ cải ngựa
Hình 6: Công dụng của Củ cải ngựa

3.2 Tác dụng dược lý

Dẫn xuất isothiocyanate sulforaphane của 4-methylsulfinylbutyl glucosi- nolate và các isothiocyanates khác có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào và thúc đẩy quá trình chết theo chương trình. Một số glucosinolate nhất định có khả năng ngăn ngừa ung thư do một số sản phẩm thủy phân có khả năng tạo ra các enzym giải độc giai đoạn II, chẳng hạn như glutathione-S-transferase, quinone reductase và glucuronosyl transferase

Rễ củ cải ngựa tươi có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như Pseudomonas spp., Escherichia coli, Serratia grimesii, Staphylococcus aureus, và Enterobacteriaceae.

Trong 1 nghiên cứu của Wardman năm 2002, rễ cải ngựa khô có thể ức chế vi khuẩn Mycobacterium leprae trên chuột do làm tăng hoạt tính myeloperoxidase của bạch cầu trung tính trong máu, tăng cường chức năng kháng khuẩn của tế bào thực bào, giảm bạch cầu và bình thường hóa tổng số tế bào máu ở chuột mắc bệnh phong.

Nghiên cứu của Albrecht năm 2007 cho thấy cải ngựa kết hợp với cây Sen cạn có thể có lợi trong điều trị dự phòng nhiễm trùng đường tiểu, nghiên cứu còn cho thấy Peroxidase của cải ngựa kích thích tổng hợp các chất chuyển hóa acid arachidonic làm hạ huyết áp.

Đặc tính kháng khuẩn của của cải ngựa được cho là do isothiocyanates, và hàm lượng cao các chất chống oxy hóa khác có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài ra, cải ngựa chứa các enzym kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động của ruột và giảm táo bón.

3.3 Liều dùng & cách dùng

Liều sử dụng trị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp là rễ tươi hoặc khô 20 g/ngày.

Có thể sử dụng một số liều như sau:

Rễ củ cải ngựa tươi 2 - 4 g trước bữa ăn.

Nước sắc củ cải ngựa: Đun sôi 150 ml, ngâm 2 g củ cải ngựa trong 5 phút, uống nhiều lần trong ngày.

Sirô củ cải ngựa: Ngâm 2 g rễ củ trong 150 ml nước đun sôi trong 2 giờ. Sau khi lọc, cho thêm 150 g đường vào để làm đặc chế phẩm.

Dùng ngoài: Có thể sử dụng các chế phẩm có thành phần là dầu mù tạt 2%.

4 Lưu ý

Những người bị loét dạ dày, suy thận, suy giáp không nên sử dụng.

Sử dụng củ cải ngựa để đắp ngoài da có thể gây phồng rộp, ban đỏ nơi đắp.

Tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì allylisothiocyanates là chất độc kích ứng niêm mạc. Cải ngựa có tác dụng phá thai.

Không sử dụng củ cải ngựa cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Để bảo quản chất lượng của cải ngựa, rễ thường được khử nước, đông khô và sấy khô.

Nuốt phải một lượng lớn có thể gây nôn ra máu và tiêu chảy.

Củ cải ngựa gây kích ứng trên niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế chức năng tuyến giáp.

Các isothiocyanates có thể gây kích ứng màng nhầy khi tiếp xúc hoặc hít phải.

Cải ngựa có tác dụng đối kháng với thuốc kháng cholinergic như Atropine, và có thể tăng cường tác dụng giao cảm của thuốc cholinergic như bethanecol hoặc pyridostigmine khi dùng đồng thời.

5 Tài liệu tham khảo

1. A Conrad và cộng sự (Ngày đăng: tháng 2 năm 2013). Broad spectrum antibacterial activity of a mixture of isothiocyanates from nasturtium (Tropaeoli majoris herba) and horseradish (Armoraciae rusticanae radix), Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.

2. Stuart Alan Walters và cộng sự (Ngày đăng: tháng 5 năm 2021). Horseradish: A Neglected and Underutilized Plant Species for Improving Human Health, mdpi. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Củ Cải Ngựa

Boss's Babi Nhuận Tràng
Boss's Babi Nhuận Tràng
190.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633