Bùng Bục (Bùm Bụp - Mallotus apelta)
1 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) | Mallotus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Mallotus apelta (Lour.) Muell. - Arg. |
Cây bùng bục có tác dụng chữa viêm gan mạn tính, sa tử cung, sa trực tràng... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về vị thuốc bùng bục.
1 Giới thiệu về Cây bùm bụp
Cây bùng bục có rất nhiều tên gọi khác như Cây bùm bụp, Ba bét trắng, Bai bai. Tên khoa học của bùng bục là Mallotus apelta (Lour.) Muell. - Arg., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
1.1 Mô tả thực vật
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi cao 1-2m hay hơn, có thể tới 5m; cành non có lông màu vàng nhạt.
Lá mọc so le, nguyên, hoặc chia thuỳ rộng, có 2 tuyến ở gốc, mép khía răng; cuống lá và mặt dưới của lá có lông dày mịn màu trắng.
Cụm hoa đực hình bông dài 15 - 17cm, có thể đến 50cm, chia nhiều nhánh, ở nách các lá gần ngọn. Hoa đực có thuỳ đài hình trứng, có lông ở mặt ngoài, có điểm tuyến màu đỏ ở trong; nhị nhiều. Cụm hoa cái ngắn hơn cụm hoa đực, không phân nhánh. Hoa cái có đài hợp ở gốc bao gần kín bầu; đầu nhụy có 3 thuỳ.
Quả nang nứt làm 3 mảnh, do 2 van; vỏ có gai mềm phủ đầy lông màu gỉ sắt; hạt có màu đen bóng.
1.2 Sinh thái
Cây mọc ở ven rừng, bãi hoang, hoặc trên các nương rẫy cũ, trong rừng thưa, mọc rải rác, ít thành từng đám thuần loại. Khả năng tái sinh hạt mạnh, nhất là trên những khoảng đất còn tốt. Mùa hoa tháng 7-8, mùa quả chín tháng 11-12.
1.3 Phân bố
Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở Sơn La, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Ninh Bình và các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn có ở Trung Quốc và lục địa Đông Nam Á.
1.4 Bộ phận dùng
Các bộ phận dùng làm thuốc của cây gồm: Rễ, vỏ cây và lá - Radix, Cortex et Folium Malloti Apeltae.
2 Thành phần hóa học
Các nghiên cứu hóa học trước đây về loại cây này đã xác nhận sự hiện diện của coumarin, benzopyrans, flavonoid, diterpenoid, triterpenoid, steroid và alkaloid. Các hợp chất cho thấy nhiều hoạt động sinh học khác nhau bao gồm kháng vi-rút, bảo vệ gan và hoạt động gây độc tế bào
3 Tính vị, tác dụng
Cây bùng bục có tác dụng gì?
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm; lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.
Tác dụng dược lý: Một nghiên cứu năm 2020 nghiên cứu các thành phần trong dịch chiết lá Bùng bục đã cho thấy các hợp chất chromene được phân lập có thể là thuốc thử chống ung thư, là ứng cử viên tiềm năng cho việc điều chế thuốc chữa ung thư
4 Tác dụng của cây bùm bụp
Rễ bùng bục dùng để chữa:
1. Viêm gan mạn tính, sưng gan, lá lách;
2. Sa tử cung và trực tràng;
3. Huyết trắng, phù thũng khi có thai;
4. Viêm ruột ỉa chảy.
Vỏ thân chống nôn, chữa viêm loét hành tá tràng và cầm máu. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài trị viêm tai giữa, cụm nhọt, đòn ngã tổn thương, chảy máu.
5 Đơn thuốc chứa Bùng bục
1. Viêm gan mạn tính, sưng gan lách: Rễ Bùm bụp 15g, rễ Muồng truổng 30g và rễ Sim 30g, sắc uống.
2. Sa tử cung và trực tràng: Rễ Bùm bụp 30g, rễ Kim anh 15g, sắc uống.
3. Băng huyết sau khi đẻ: Vỏ thân khô Bùm bụp 15g, phối hợp với thân cây Lấu, rễ Vú bò, cành lá Chua ngút, mỗi vị 12g, sắc uống.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Bùm bụp trang 258, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 09 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Phan Van Kiem và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). Enantiomeric chromene derivatives with anticancer effects from Mallotus apelta, sciencedirect. Truy cập ngày 09 tháng 06 năm 2023