Bún Thiêu (Bún Lợ - Crateva religiosa G. Forst.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Brassicales (Cải) |
Họ(familia) | Capparaceae (Màn màn) |
Chi(genus) | Crateva |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Crateva religiosa G. Forst. |
Bún thiêu thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 5 đến 15 mét, đôi khi có một số cây cao hơn. Nhánh cây to, màu tro, trên vỏ có lỗ bì lớn. Lá cây mọc kép chân vịt gồm 3 lá chét. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Crateva religiosa G. Forst.
Tên gọi khác: Bún lợ.
Họ thực vật: Capparaceae (Màn màn).
1.1 Đặc điểm thực vật
Bún thiêu thuộc dạng cây gỗ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 5 đến 15 mét, đôi khi có một số cây cao hơn. Nhánh cây to, màu tro, trên vỏ có lỗ bì lớn.
Lá cây mọc kép chân vịt gồm 3 lá chét, phiến lá chét có dạng hình trứng hoặc hình ngọn giáo, chiều dài mỗi lá chét khoảng từ 7-12cm, chiều rộng từ 3 đến 5cm, cuống lá dài khoảng 4,5 đến 8cm, những cuống phụ thường ngắn.
Cụm hoa mọc ở ngọn của các nhánh, tạo thành ngù, hoa to, kích thước mỗi hoa khoảng 5 đến 7cm, lá đài cao 4-7mm, chiều dài cánh hoa khoảng 2-3cm, chỉ nhị có màu đỏ hoặc màu tím, cuống hoa dài khoảng 2cm, hoa có màu lục vàng đến màu tím nhạt.
Quả của cây có dạng hình tròn, đường kính mỗi quả khoảng từ 2,5 đến 4cm, quả khi chín có màu vàng nhạt.
Hạt của cây có dạng hình thận, chiều dài khoảng 1,5cm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Bún thiêu được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước thuộc khu vực nhiệt đới châu Á và châu Đại dương.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Kon Tum.
Bún thiêu thường mọc hoa ở những khu rừng thường xanh dọc các kênh rạch, ngập nước, một số nơi, Bún thiêu mọc thành đám lớn, cây phân bố rải rác từ vùng núi cao đến vùng núi thấp, độ cao phân bố khoảng 700 mét.
Thời điểm ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3, thời điểm quả chín từ tháng 10 đến tháng 11.
2 Tác dụng của cây Bún thiêu
2.1 Tác dụng dược lý
Bún thiêu có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, tán sỏi, chống thấp khớp, chống chu kỳ, thuốc bổ đắng, hồng cầu và chống kích ứng và được nghiên cứu để đánh giá tiềm năng kháng nấm trong ống nghiệm của ete dầu mỏ, chloroform, chiết xuất Ethanol và nước đối với Candida albicans, Candida tropicalis, Candida krusei, Cryptococcus marinus và Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán đĩa. Nồng độ ức chế tối thiểu của chiết xuất C. religiosa được tìm thấy trong khoảng 0,062 - 0,5 mg/đĩa. Chiết xuất ethanol ức chế đáng kể sự phát triển của các tác nhân gây bệnh nấm đã chọn, trong khi chiết xuất nước không cho thấy vùng ức chế đối với các loài Candida đã thử nghiệm. Kết quả chỉ ra rằng, Bún thiêu có thể được sử dụng như một loại cây tiềm năng có tác dụng chống nấm mạnh.
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các thành phần thực vật của vỏ cây Crateva religiosa (CRB) và đánh giá tác dụng hạ lipid máu của chiết xuất CRB có hoạt tính sinh học bằng cách ngăn ngừa sự biệt hóa tế bào mỡ và quá trình tạo mỡ. Kết quả cho thấy rằng, ảnh hưởng của chiết xuất etanol từ cây Bún thiêu lên quá trình chuyển hóa lipid ở tế bào 3T3-L1 có khả năng gợi ý một phương pháp tiếp cận mới để kiểm soát tình trạng tăng lipid máu.
2.2 Tính vị, tác dụng
Bún thiêu có vị đắng, tính hàn, cây có tác dụng giải độc, kiện vị, thanh nhiệt.
2.3 Công dụng
Lá cây Bún thiêu được nhân dân dùng để muối dưa ăn rất ngon, ngoài ra lá cây cũng được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày.
Nhân dân Trung Quốc sử dụng lá và rễ cây để làm thuốc trong trường hợp ban sở nóng sốt và lở loét. Ngoài ra, Bún thiêu còn được dùng để sắc nước uống hoặc dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước để rửa.
Lá cây Bún thiêu có vị đắng, rất tốt cho bao tử, dùng trong để trị kinh phong, kiết.
Nhân dân Châu Phi sử dụng Bún thiêu như một loại thuốc lợi sữa.
Lá cây còn dùng để vò hoặc giã nát khi bị thấp khớp, vỏ thân và rễ sắc để làm thuốc nhuận tràng, chống các cơn đau bụng và hạ sốt.
3 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bún lợ, trang 262-263. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Monika Singh và cộng sự (Ngày đăng 28 tháng 8 năm 2024). Assessment of the Anti-Adipogenic Effect of Crateva religiosa Bark Extract for Molecular Regulation of Adipogenesis: In Silico and In vitro Approaches for Management of Hyperlipidemia Through the 3T3-L1 Cell Line, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Sabuj Sahoo và cộng sự (Ngày đăng tháng 4 năm 2008). Antimycotic potential of Crataeva religiosa Hook and Forst against some selected fungal pathogens, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.