Bùm Sụm (Trà Phúc Kiến, Cùm Rụm Lá Nhỏ)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Boraginales (Vòi voi)

Họ(familia)

Boraginaceae (Vòi voi)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Carmona microphylla (Lam.) Don

Danh pháp đồng nghĩa

Ehretia microphylla Lam.

Bùm Sụm (Trà Phúc Kiến, Cùm Rụm Lá Nhỏ)

1 Giới thiệu về cây Bùm sụm (Trà Phúc Kiến)

Tên khoa học: Carmona microphylla (Lam.) Don

Tên đồng nghĩa: Ehretia microphylla Lam.

Tên gọi khác: Cùm rụm lá nhỏ, Ruối huầy, Trà Phúc Kiến (ở Trung Quốc).

Họ thực vật: Vòi voi Boraginaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Bùm sụm thuộc dạng cây bụi, các nhánh nhẵn và mảnh. 

Lá cây mọc so le, không cuống, phiến lá có dạng hình trái xoan ngược hoặc thuôn đến trái xoan, có khi gần như mắt chim và nhỏ. Lá tù, có răng ở đầu, bề mặt có lông ráp. Mặt trên có nhiều chấm trắng, mặt dưới có lông nhám. Chiều dài lá khoảng 1 đến 4cm, chiều rộng từ 0,5 đến 2cm.

Bùm sụm có hoa nhỏ, màu trắng, xếp 2-3 cái tạo thành ngù, cuống hoa ngắn.

Quả nạc màu đỏ, đường kính mỗi quả khoảng 6mm, hạch chứa 1-4 hạt.

Dưới đây là hình ảnh cây Bùm sụm

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại nước ta, Bùm sụm được tìm thấy ở các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở một số khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Đài Loan, Campuchia, Indonesia, Philipin.

Quả Bùm sụm
Quả Bùm sụm

2 Thành phần hóa học

Khảo sát tài liệu về các thành phần hóa học thực vật cho thấy sự hiện diện của microphyllone, baurenol, axit ursolic, dehydromicrophyllone, hydroxymicrophyllone, cyclomicrophyllone, allomicro-phyllone, kaempferol-3-0-glucoside (astragalin), kaempferol-3-O-rutinoside (nicotiflorin), axit rosmarinic, baurenol, α, β-amyrin, ehretianone, stirysterol, stirystanol, campesterol, a-spinasterol, cholesterol, ẞ -sitosterol và daucosterol.

Phần hòa tan etyl axetat của chiết xuất metanol cho thấy hoạt động ức chế quá trình ngoại bào ở bạch cầu ưa basophils được kích thích bằng kháng nguyên ở chuột. 4-Hydroxy-7, 8, 11, 12, 15, 7', 8', 11', 12', 15' -decahydro-beta,psi-carotene (microphyllone) được phát hiện là làm giảm khoảng 68,4% số lượng hồng cầu đa sắc có nhân được tạo ra bởi Tetracycline, một chất gây đột biến đã biết trong một nghiên cứu in vivo. Axit rosmarinic phân lập từ lá biểu hiện hoạt động ức chế giải phóng histamin tế bào mast phúc mạc chuột do hợp chất 48/80 gây ra.

Ehretianone cùng với các sterol đã biết, thể hiện đặc tính chống nọc rắn chống lại nọc độc Echis carinatus ở chuột.

Quả khi chín
Quả khi chín

3 Tác dụng - Công dụng

3.1 Cây Bùm sụm có tác dụng gì?

Bùm sụm cho thấy tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, thúc đẩy chữa lành vết thương, chống oxy hóa,...

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Thân, cành và lá của cây có vị đắng, tính bình, không độc.

Tác dụng: Tiêu ban nóng, hạ khí, hóa đờm thấp, tiêu thực.

Rễ cây có vị dịu.

Hoa của cây Bùm sụm
Hoa của cây Bùm sụm

3.2.2 Công dụng

Bùm sụm được trồng để làm cảnh vì cây có dáng đẹp, dễ tạo thành nhiều dáng khác nhau. Quả của cây ăn được. Nhân dân thường sử dụng lá cây phơi trong bóng râm để pha với nước uống, dùng thay trà có tác dụng giải khát rất tốt.

Nhân dân Philippin sử dụng nước sắc lá của cây Bùm sụm để trị các bệnh lý dạ dày và trị lao. Toàn cây được sử dụng để làm thuốc chữa đau lưng và buốt chân tay.

Nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc) sử dụng nước sắc của cây để trị bệnh đái ra máu, khạc ra máu. Rễ cây được sử dụng làm thuốc trị lậu.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng Bùm sụm để làm thuốc chuyển hóa trong các bệnh lý suy nhược và giang mai. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng để làm thuốc giải độc từ các loại thực vật khác.

Trị tiêu chảy: Đun sôi 8 thìa canh lá thái nhỏ trong 2 cốc nước trong 15 phút; lọc và để nguội. Dùng 1/4 lượng nước sắc sau mỗi 2 hoặc 3 giờ.

Hoa của cây Bùm sụm
Hoa của cây Bùm sụm

4 Hình ảnh cây Bùm sụm (Trà Phúc Kiến) bonsai dáng đẹp

Cây Bùm sụm cảnh
Cây Bùm sụm cảnh
Bùm sụm bonsai dáng đẹp
Bùm sụm bonsai dáng đẹp

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Henry Ivanz A. Boy và cộng sự (Ngày đăng năm 2018). Recommended Medicinal Plants as Source of Natural Products: A Review, ScieneDirect. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.

Tác giả Võ Văn Chi (Nhà xuất bản Y học). Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Cùm rụm lá nhỏ, trang 693-694. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bùm Sụm (Trà Phúc Kiến, Cùm Rụm Lá Nhỏ)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633