Đậu Hà Lan (Pisum sativum L.)
6 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Oanh Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Magnoliophyta (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Pisum (Đậu Hà Lan) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Pisum sativum L. |
Cây Đậu Hà Lan là loại cây có tác dụng bổ sung chất xơ, cân bằng hệ vi sinh dường ruột, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Đậu Hà Lan
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Pisum sativum L.
Họ thực vật: Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Đậu Hà Lan là một loại cây thân thảo leo, sống hàng năm. Chiều cao của cây từ 0,5 đến 2m, toàn cây xanh, nhẵn, không có lông, phủ sương hồng.
Các lá kép hình lông chim có 4 đến 6 lá chét. Lá kèm lớn hơn lá chét, phiến lá có dạng hình trái tim, mép dưới có răng mịn. Lá chét có hình bầu dục, dài 2-5cm và rộng 1-2,5cm.
Hoa mọc đơn độc hoặc xếp thành chùm ở nách lá, đài hoa hình chuông, có 5 thùy sâu, các thùy hình mũi mác; tràng hoa có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo giống, nhưng chủ yếu có màu trắng và nhạt.
Vỏ quả phồng lên đựng hạt ở bên trong, thuôn dài.
Quả mọng, thuôn dài, dài 2,5-10cm, rộng 0,7-14cm, đầu nhọn, phần giữa quả gần như thẳng, bên trong có lớp vỏ cứng, có 2 đến 10 hạt, hình tròn, màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu vàng.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 và thời kỳ đậu quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Đặc điểm phân bố
Đậu Hà Lan có nguồn gốc từ các khu vực từ Biển Địa Trung Hải đến Afghanistan và được trồng trên khắp thế giới. Đậu Hà Lan là loài cây ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, ưa ánh sáng, có khả năng chịu lạnh, chịu hạn. Cây đậu có khả năng thích ứng mạnh với đất, sinh trưởng tốt ở đất tương đối cằn cỗi, nhưng không sinh trưởng tốt trên đất mặn kiềm.
Rễ cây đậu Hà Lan cộng sinh hình thành các nốt sần ở rễ với rhizobia, có khả năng hấp thụ và cố định đạm tự do trong không khí để tạo thành phân đạm cung cấp cho cây phát triển.
2 Thành phần của cây Đậu Hà Lan
Hạt đậu chứa một lượng lớn protein, vitamin B, carotene và các chất dinh dưỡng khác.
Carbohydrate được coi là một trong những thành phần hóa học chính của hạt đậu, chiếm 59,32-69,59% trọng lượng khô của hạt.
Tinh bột đậu chứa hàm lượng amyloza cao, dao động từ 17,2-42,6%.
Hạt đậu rất giàu chất xơ, chiếm từ 23,23% đến 30,72%, trong đó:
- Cchất xơ hòa tan chiếm 3,91-8,01%.
- Chất xơ không hòa tan chiếm 19,32-23,1%.
Protein đậu thường được phân thành bốn loại là globulin, Albumin, prolamin và glutenin, trong đó globulin là protein dự trữ chính, chiếm khoảng 55–65% tổng lượng protein trong đậu Hà Lan.
Hàm lượng lipid trong hạt đậu tương đối thấp nên hạt đậu là loại thực phẩm ít chất béo. Lipid đậu chủ yếu bao gồm các axit béo không bão hòa đa, chiếm từ 42,01% đến 60,68% tổng số axit béo.
3 Tác dụng của Đậu Hà Lan với sức khỏe của con người
Đậu Hà Lan là loại thực phẩm ngày càng quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Dưới đây là công dụng của đậu Hà Lan đối với sức khỏe con người.
3.1 Giàu protein
Đậu Hà Lan chứa một lượng lớn protein. Đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt dồi dào rất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu Sắt.
3.2 Điều hòa lượng đường trong máu
Đậu Hà Lan có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu nhờ hàm lượng chất xơ cao, bên cạnh đó, loại hạt này cũng giàu tinh bột ở dạng amyloza có tác dụng kéo dài thời gian tiêu hóa, tăng cảm giác no, cân bằng lượng đường trong máu.
Trong thành phần của đậu Hà Lan cũng chứa các chất dinh dưỡng như Magie, vitamin B và Vitamin C tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
3.3 Cải thiện sức khỏe đường ruột
Đậu Hà Lan giàu chất xơ hòa tan, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.
3.4 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Đậu Hà Lan chứa nhiều khoáng chất tốt với tim bao gồm magie, Kali và Canxi. Bên cạnh đó, đậu Hà Lan cũng rất giàu chất dinh dưỡng chống oxy hóa như vitamin C, carotenoids và Flavonoid có tác dụng bảo vệ tim và hỗ trợ chức năng tim mạch.
Chất xơ hòa tan trong đậu Hà Lan giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol LDL .
3.5 Ngăn ngừa ung thư
Việc bổ sung các loại đậu trong chế độ ăn thông thường như đậu Hà Lan có thể làm giảm nguy cơ ung thư do chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao.
4 Công dụng theo Y học cổ truyền
Đậu Hà Lan được dùng để làm thức ăn và làm thuốc. Thân và lá tươi của đậu Hà Lan là thức ăn của nhiều loại gia súc và gia cầm.
Hạt đậu vỏ của cây được dùng làm thuốc. Hạt đậu có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tăng tiết sữa. Vỏ đậu có tác dụng giải độc, chữa lở loét.
Hoa đậu có tác dụng thanh nhiệt, mát máu.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Ding-Tao Wu và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2023). A Comprehensive Review of Pea (Pisum sativum L.): Chemical Composition, Processing, Health Benefits, and Food Applications, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
Tác giả Wendy J Dahl và cộng sự (Ngày đăng tháng 8 năm 2012). Review of the health benefits of peas (Pisum sativum L.), PubMed. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.