Bồng Nga Truật (Lưỡi Cọp, Củ Ngải - Boesenbergia rotunda (L.) Mansf.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Commelinids (nhánh Thài lài)

Bộ(ordo)

Zingiberales (Gừng)

Họ(familia)

Zingiberaceae (Gừng)

Chi(genus)

Boesenbergia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Boesenbergia rotunda (L.) Mansf.

Danh pháp đồng nghĩa

Curcuma rotunda L.

Bồng Nga Truật (Lưỡi Cọp, Củ Ngải - Boesenbergia rotunda (L.) Mansf.)

Bồng nga truật thuộc dạng cây thảo, thân cây dài, màu cam. Lá có phiến Xoan nhọn, chiều dài phiến lá khoảng 15 đến 25cm, không lông, cuống lá dài, cụm hoa gồm 1-2 bông, có ống dài. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Boesenbergia rotunda (L.) Mansf.

Tên đồng nghĩa: Curcuma rotunda L.

Tên gọi khác: Lưỡi cọp, Củ ngải.

Họ thực vật: Zingiberaceae (Gừng).

Trước đây, Bồng nga truật được Baker phân loại vào chi Kaempferia . Tuy nhiên, hiện tại nó được phân loại vào chi Boesenbergia.

Cây Bồng nga truật
Cây Bồng nga truật

1.1 Đặc điểm thực vật

Bồng nga truật thuộc dạng cây thảo, thân cây dài, màu cam.

Lá có phiến xoan nhọn, chiều dài phiến lá khoảng 15 đến 25cm, không lông, cuống lá dài, cụm hoa gồm 1-2 bông, có ống dài, cánh hoa có màu hồng, môi to, dài khoảng 2cm, mép hoa đỏ đậm, có sọc đỏ, bầu không có lông.

Xem thêm: Cây Nghệ Vàng (Khương Hoàng, Uất Kim - Curcuma longa L.) trị đau dạ dày, kháng khuẩn

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Củ hay còn gọi là thân, rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Bồng nga truật được tìm thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng ở nhiều nơi.

2 Thành phần hóa học

Bồng nga truật chứa các thành phần hóa học thực vật phổ biến của nó bao gồm ancaloit, tinh dầu, Flavonoid và phenolic. Loại cây này rất giàu boesenbergia, krachaizin, panduratin và pinostrobin.

Xem thêm: Cây Nghệ Trắng (Nghệ Xanh, Nghệ Rừng, Nghệ Độc Thân - Curcuma aromatica Salisb.) có tác dụng gì?

Hình ảnh cây Bồng nga truật
Hình ảnh cây Bồng nga truật

3 Tác dụng của cây Bồng nga truật

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng kháng khuẩn

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn Gram âm nổi bật gây viêm dạ dày, khó tiêu và loét dạ dày tá tràng và có liên quan đến sự phát triển của ung thư dạ dày và ruột kết. Các thành phần flavonoid của Bồng nga truật có khả năng đóng vai trò là ứng cử viên thuốc tiềm năng để ức chế nhiễm H. pylori.

3.1.2 Chống oxy hóa

Bồng nga truật thể hiện tác dụng bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa hiệu quả.

Ngoài ra, Bồng nga truật còn được nghiên cứu về tác dụng chống loét, ngăn ngừa béo phì, chống đột biến,...

3.1.3 Chống ung thư

Ung thư vú và ung thư ruột kết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Bồng nga truật thể hiện tác dụng ức chế cao nhất đối với sự phát triển của tế bào ung thư vú MCF-7 và tế bào ung thư ruột kết HT-29 ở người so với các loài khác trong chi Gừng.

3.1.4 Chống sâu răng

Sâu răng là một bệnh phổ biến do vi khuẩn trong miệng Streptococcus mutans và Lactobacillus gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, Bồng nga truật có tác dụng kháng khuẩn từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng.

Xem thêm: Cây Nghệ Đen (Nga Truật, Ngải Tím, Ngải Xanh - Cucurma Caesia) có tác dụng gì?

Cây Bồng nga truật có tác dụng gì?

Cây Bồng nga truật có tác dụng gì?

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Rễ cây thường được dùng để làm gia vị thay cho Nghệ.

Bồng Nga truật được sử dụng như một loại thuốc truyền thống để điều trị các bệnh như thấp khớp, đau cơ, hạ sốt, bệnh gút, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, thuốc chống đầy hơi, đau dạ dày, khó tiêu và loét dạ dày tá tràng.

Củ của cây Bồng nga truật được dùng để trị đau bụng.

Y học cổ truyền Thái Lan sử dụng củ làm thuốc chữa bệnh liên quan đến mồm mép như loét apxe, miệng khô. Ngoài ra, Bồng nga truật còn được dùng để làm thuốc lợi tiểu, làm thuốc trị đau dạ dày, lỵ, bạch đới.

Ở Indonesia, Bồng nga truật thường được sử dụng để chế biến "jamu", một loại thuốc bổ truyền thống phổ biến cho phụ nữ sau khi sinh con cũng như là một sản phẩm hỗ trợ làm đẹp cho các cô gái trẻ tuổi và để ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Thân rễ tươi được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như sâu răng, viêm da, ho khan và cảm lạnh, các bệnh về răng và nướu, sưng tấy, vết thương, tiêu chảy và kiết lỵ, và như một loại thuốc lợi tiểu.

Ngoài ra, Bồng nga truật cũng được sử dụng như một tác nhân chống nấm và chống ký sinh trùng để chữa lành các bệnh nhiễm trùng nấm và diệt trừ giun sán hoặc giun tròn trong ruột người, cũng như một tác nhân chống ghẻ để làm dịu cơn ngứa da do ve cắn.

Lá cây có tác dụng giảm nguy cơ dị ứng thức ăn và ngộ độc thực phẩm.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Bồng nga truật, trang 243. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Tan Eng-Chong và cộng sự (Ngày đăng 27 tháng 11 năm 2012). Boesenbergia rotunda: From Ethnomedicine to Drug Discover, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Oranun Ongwisespaiboon và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2017). Fingerroot, Boesenbergia rotunda and its Aphrodisiac Activity, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bồng Nga Truật (Lưỡi Cọp, Củ Ngải - Boesenbergia rotunda (L.) Mansf.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633