Bỏng Nổ (Cây Nổ, Bỏng Nẻ - Serissa japonica (Th.) Thunb.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Gentianales (Long đởm) |
Họ(familia) | Rubiaceae (Cà phê) |
Chi(genus) | Serissa |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Serissa japonica (Th.) Thunb. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Buchozia coprosmoides L'Hér. ex DC. |
Cây Bỏng nổ có tên khoa học là Serissa japonica (Th.) Thunb. Nhân dân trồng cây để làm cảnh, bonsai. Bỏng nổ còn được sử dụng để chữa viêm gan, viêm thận, viêm họng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Bỏng nổ
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Serissa japonica (Th.) Thunb.
Tên gọi khác: Cây nổ, Bỏng Nẻ, Mãng Thiên Hương.
Họ thực vật: Cà phê Rubiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bỏng nổ thuộc dạng cây bụi, nhiều cành. Khi còn non, thân có dạng hình trụ 4 cạnh, nhiều lông, thân màu nâu, sau khi phát triển sẽ có màu xám, mặt nhẵn.
Lá thuộc dạng mọc đối, phiến lá hình bầu dục, chiều dài khoảng 0,7 đến 2,2cm, chiều rộng khoảng 0,3 đến 0,6cm. Gốc lá có dạng hình tròn, đầu lá hơi nhọn. Mặt trên của lá có màu hơi sẫm, mặt dưới của lá nhạt, trên có gân nổi rõ. Lá kèm có phiến lá nhọn.
Hoa của cây Bỏng nổ thuộc dạng hoa nhỏ, có màu trắng, không có cuống. Hoa mọc ở đầu cành.
Đài có dạng hình ống, tràng 4-5 cánh, nhị 5, bầu 2 ô.
Quả mọng, có đài tồn tại, mỗi quả có 2 hạt.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 6 đến tháng 9.
Dưới đây là hình ảnh cây Bỏng nổ:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Serissa Comm là một dạng chi nhỏ, tại nước ra chỉ có 1 loài là dạng cây nhập trồng.
Bỏng nổ phân bố gốc ở vùng Đông Á, gồm Nhật Bản, Trung Quốc. Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để làm cảnh, làm bonsai hoặc trồng để làm đường viền trong công viên hoặc vườn hoa.
Bỏng nổ là loài ưa ẩm, có khả năng chịu bóng nhẹ, cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong mùa mưa ẩm. Nhờ khả năng tái sinh mạnh mẽ cây có thể dễ dàng cắt tỉa để tạo thành những hình dáng sáng tạo.
Cây dường như ngừng sinh trưởng khi thời tiết vào mùa đông, lúc này, cây rụng nhiều lá, không thấy mọc chồi mới.
Bỏng nổ ra hoa quả hàng năm, chưa thấy cây con mọc tự nhiên từ hạt. Người ta thường trồng cây bằng cách giâm cành.
2 Tác dụng - Công dụng của cây Nổ
2.1 Tác dụng dược lý
Lá của cây Bỏng nổ có tác dụng giảm co thắt.
Rễ cây có tác dụng diệt giun.
2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
2.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Toàn cây Bỏng nổ có vị đắng, cay, tính mát.
Tác dụng: Khư phong, thanh nhiệt, chỉ thống, giải độc, lợi thấp.
2.2.2 Công dụng
Nhân dân thường sử dụng Bỏng nổ để chữa đau lưng, phong thấp, sưng tấy, mụn nhọt, viêm gan với liều dùng được khuyến cáo là 40-80g cây còn tươi hoặc 20-40g cây khô, đem sắc lấy nước uống.
Ngoài ra, có thể dùng lá tươi, đem giã nát, đắp tại chỗ để trị sưng đau.
Rễ cây Bỏng nổ được dùng để tẩy giun.
3 Cây Bỏng nổ chữa bệnh gì?
3.1 Chữa viêm gan, hoàng đàn cấp tính
60g Bỏng nổ.
30g Bạch Mao Căn.
30g Sơn Tra Căn.
Các vị đem đi sắc lấy nước uống.
3.2 Chữa viêm thận mạn tính
15g Bỏng nổ.
9g Ngưu Tất.
9g Xa Tiền Tử.
Đem đi sắc lấy nước uống.
3.3 Chữa viêm họng
9-15g Bỏng nổ.
Đem sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
4 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bỏng nổ, trang 228-229. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.