Bòn Bọt (Bọt Ếch - Glochidion velutinum Wight)
1 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (Nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Malpighiales (Sơ ri) |
Họ(familia) | Euphorbiaceae (Thầu dầu) |
Chi(genus) | Glochidion |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Glochidion velutinum Wight |
Cây Bòn bọt được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa tiêu chảy, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá và lá cây để điều trị rắn cắn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bòn bọt.
1 Giới thiệu về cây Bòn bọt
Bòn Bọt hay còn được gọi là Bọt ếch, Sóc lông, tên khoa học là Glochidion velutinum Wight, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Hiện nay có 3 loài Bọt ếch (Bòn bọt) được biết đến khác, bao gồm:
- Bọt ếch biển (Trâm bột), tên khoa học là Glochidion littorale Blume, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
- Bọt ếch lông (Sóc trái có lông), tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
- Bọt ếch lưng bạc (Sóc mốc), tên khoa học là Glochidion lutescens Blume [G. hypoleucum (Miq.) Boerl., G. glaucifolium Muell. - Arg], thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ có thể cao tới 6m hoặc có thể chỉ là một bụi thấp vài mét. Cây này có những cành phủ lông màu trắng vàng hoặc nâu và cành non có màu đỏ tím. Các lá của cây mọc sao le, phiến lá có thể thuôn to đến 13x5,5cm hoặc xoan thon dài từ 5-9cm, rộng 2,7-3,5cm, chóp nhọn, gốc tròn, thường có từ 5-8 cặp lá, mặt trên có lông nhiều ở gân màu nâu đen, mặt dưới màu nâu xám và có lông nhiều hơn mặt trên. Cuống của lá dài từ 1-3mm, hai lá kèm như hai gai nhọn. Cụm hoa của cây nằm ở nách lá và bao gồm cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực có 5 lá đài và 3 nhị, hoa cái có 6 lá đài, bầu có lông vàng và vòi nhụy có lông dày. Quả của cây có hình dạng nang hình cầu dẹt, có múi, rộng 11-12mm, khi chín màu đỏ hồng, có nhiều lông bạc và hạt có màu cam.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Cành lá và rễ cây (Ramulus et Radix Glochidionis).
Để thu hái cành lá, có thể thực hiện quanh năm và sử dụng tươi hoặc phơi khô. Còn đối với rễ, sau khi thu hoạch về cần rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây này thường mọc ở rừng thưa, gần các bìa rừng và có thể ra hoa quả vào mọi tháng trong năm, nhưng thường xuất hiện vào mùa từ tháng 5 đến tháng 7. Phạm vi phân bố của cây bao gồm các vùng từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương cho tới Lâm Đồng ở Việt Nam, và còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan và Lào.
2 Thành phần hóa học
Các loại hợp chất thực vật khác nhau được báo cáo có mặt trong cây Bòn bọt bao gồm tanin, Flavonoid, alkaloid, carbohydrate và Saponin steroid và nhiều loại khác...
3 Tác dụng - Công dụng của cây Bòn bọt
3.1 Tác dụng dược lý
Các loài bòn bọt cụ thể đã được báo cáo với các hoạt động dược lý khác nhau, bao gồm hoạt tính gây độc tế bào, chống bệnh tiểu đường, chống oxy hóa và chống vi khuẩn.
3.2 Cây bòn bọt có tác dụng gì?
Tính vị, tác dụng: Loài thực vật này có vị đắng và se, tính bình. Nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thu liễm chỉ tả và chống độc.
Công dụng: Cây bòn bọt chữa tiêu chảy, khó tiêu và sôi bụng. Cây có thể được sử dụng tươi hoặc khô, với liều lượng mỗi ngày khoảng 30-40g cây tươi hoặc 10-20g cây khô. Rễ cây cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy lâu ngày, rối loạn tiêu hoá ở trẻ em và cam gầy, với phương pháp sắc uống. Ngoài ra, lá cây cũng được sử dụng để điều trị rắn cắn.
4 Tài liệu tham khảo
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Bòn bọt trang 699, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.