Bọ Cạp (Toàn Yết - Buthus sp.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Arthropoda (Động vật chân khớp)

Bộ(ordo)

Scorpiones (Bọ cạp)

Họ(familia)

Buthidae (Bọ cạp)

Chi(genus)

Buthiurus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Buthus sp.

Bọ Cạp (Toàn Yết - Buthus sp.)

Bọ cạp là loài côn trùng có đốt, thân hơi dài, chia thành 2 phần gồm phần đầu và phần ngực, có 4 đôi chân và 1 đôi càng, phần bụng dài, chia thành từng đốt, có độc và được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Buthus sp.

Tên khác: Toàn trùng, Toàn yết, Yết tử, Yết vĩ.

Hình ảnh con Bọ cạp
Hình ảnh con Bọ cạp

1.1 Bọ cạp sống ở đâu?

Bọ cạp là loài côn trùng có đốt, thân hơi dài, chia thành 2 phần gồm phần đầu và phần ngực, có 4 đôi chân và 1 đôi càng, phần bụng dài, chia thành từng đốt. Đuôi mang tuyến độc, uốn cong hướng về phía trước.

Ở nước ta hiện nay có nhiều loài bọ cạp nhưng vẫn phải nhập Bọ cạp từ nước ngoài về để làm thuốc.

Loài bọ cạp ở nước ta thuộc chi Buthiurus hoặc Heteronetrus, trên thực tế có thể dùng nhiều loài khác nhau.

Ở nước ta, Bọ cạp được phân bố ở nhiều nơi, từ đồng bằng đến miền núi ở những khu rừng ẩm ướt, Bọ cạp còn sinh sống ở ngoài hải đảo. Bọ cạp thường sống ở những chỗ nóng và ẩm ướt, trong các hốc đá, dưới tầng lá mục, khe vách, chúng thường kiếm mồi về ban đêm, thức ăn chủ yếu là các loài sâu bọ, nhện, bướm.

Cách bắt mồi của Bọ cạp cũng tương đối độc đáo, chúng sử dụng đôi càng để kẹp chặt con mồi, sau đó cong đuôi về phía trước, sử dụng nọc độc để giết chết con mồi.

Tại Liên Xô, Bọ cạp còn được nuôi để làm thuốc chữa bệnh.

Bọ cạp được dùng làm thuốc chữa bệnh
Bọ cạp được dùng làm thuốc chữa bệnh

1.2 Phương pháp chế biến

Nếu sử dụng cả con Bọ cạp trong các bài thuốc thì gọi là Toàn yết, trường hợp chỉ dùng đuôi thì gọi là Yết vĩ.

Cách chế biến Bọ cạp như sau:

  • Bọ cạp thường được bắt vào mùa xuân hạ, sau khi bắt thả ngay chúng vào nước trong hoặc nước pha muối ăn theo tỷ lệ 1kg Bọ cạp dùng 300-500g muối.
  • Đun sôi trong vài giờ, vớt và phơi trong bóng râm cho đến khi khô.
  • Khi cần dùng thì ngâm Bọ cạp vào nước, rửa hết muối, bỏ chân và đuôi.
  • Dược liệu thu được có hình bầu dục dài và dẹt, chiều dài khoảng 5cm.
  • Nọc bọ cạp thu được bằng cách kích thích con Bọ cạp cho chúng tiết ra nọc độc rồi hứng lấy. Có thể sử dụng xung điện để kích thích Bọ cạp tiết ra nọc độc nhiều lần. Muốn thu được 1g nọc độc thì cần phải có 8000 con Bọ cạp tiết một lần.
Bọ cạp là loài có độc
Bọ cạp là loài có độc

2 Thành phần hóa học

Trong Bọ cạp có chứa một loại chất độc gọi là Katsutoxin hoặc buthotoxin, đây là một loại protit có chứa oxi, cacbon, hidro, nito, sunfua có độc tính đối với thần kinh tương tự như nọc rắn hoặc nọc độc của một số động vật khác.

Nọc độc sau khi pha loãng có tác dụng kích thích tim của một số loài động vật thí nghiệm bao gồm ếch và mèo nhưng nếu để đặc quá thì lúc đầu có tác dụng kích thích, lúc sau có tác dụng làm tê liệt.

Ngoài ra, trong Bọ cạp còn chứa một số thành phần khác bao gồm Taurine, betaine, acid stearic, lecithin, cholesterol, trimetylamin, các muốn amin khác.

Bọ cạp
Bọ cạp

3 Công dụng của bọ cạp

Bọ cạp có vị mặn, hơi ngọt, cay, tính bình, cóc độc, quy vào kinh can, tác dụng của Bọ cạp là khu phong, trấn kinh.

Bọ cạp được sử dụng được dùng trong các trường hợp kinh giật, méo miệng, uốn ván, bán thân bất loại với liều hàng ngày được khuyến cáo là 2,5 đến 4,5g Toàn yết tương đương 1-4 con hoặc 1 đến 1,5g Yết vĩ tương đương 3-5 cái, chế biến thành dạng thuốc bột hoặc thuốc viên để uống.

4 Bài thuốc có Bọ cạp dùng ở Việt Nam

Chữa lên cơn co giật, trợn mắt, nghiến răng

4.1 Bài thuốc số 1

12g Bọ cạp bỏ đầu, rút ruột, đem tẩm rượu sau đó sao vàng.

12g Răng lợn đốt cháy.

40g Kinh Giới.

12g Câu Đằng.

8g Thuyền thoái.

8g Phèn phi.

Các vị đem phơi khô sau đó sấy cho đến khi giòn và tán thành bột mịn. Bột sau khi rây đem luyện cùng với hồ tạo viên có kích thước bằng hạt đậu xanh.

Liều dùng cho trẻ em từ 5-6 tháng tuổi là 2 viên/lần.

Liều dùng cho trẻ 1 tuổi là 3 viên/lần.

Liều dùng cho trẻ 2 tuổi là 5 viên/lần.

Khi dùng, nghiền thuốc với nước trúc lịch (cây tre non nước ép lấy nước). Mỗi ngày uống từ 2-3 lần.

Kiêng kỵ: Trường hợp trẻ bú mẹ thì mẹ cần kiêng ăn tôm, cua, cá chép, thịt gà.

Hình ảnh con Bọ cạp
Hình ảnh con Bọ cạp

4.2 Bài thuốc số 2

12g Bọ cạp.

16g Đẳng Sâm.

8g Thạch Xương Bồ.

12g Thiên Ma.

12g Đởm nam tinh.

12g Cương tàm.

12g Phục Linh.

12g Phục Thần.

12g Bán Hạ chế.

12g Viễn Chí.

12g Mạch Môn.

6g Bối mẫu.

6g Chu sa.

6g Hổ phách.

6g Trần Bì.

Các vị đem tán thành bột mịn, dùng nước trúc lịch, Cam Thảo, Gừng nấu thành cao, trộn với bột tạo viên.

Mỗi ngày uống 40 viên chia làm 2 lần trước khi lên cơn.

Bọ cạp được dùng làm thuốc chữa bệnh
Bọ cạp được dùng làm thuốc chữa bệnh

4.3 Bài thuốc số 3

1 con Bọ cạp.

8g Tầm vôi.

6g Giun đất.

Các vị đem nghiền nhỏ, sau đó sắc cùng 200ml nước cho đến khi còn 50ml, uống trong ngày.

5 Bài thuốc chữa bệnh dùng Bọ cạp ở Trung Quốc

5.1 Chữa trúng phong

1 con Bọ cạp.

1 con rết.

15g thấu cốt thảo (cây bông nước).

Các vị đem sao vàng, tán thành bột.

Mỗi lần uống 7,5g cách nhau 6 giờ.

5.2 Chữa thần kinh mặt tê liệt

15g Bọ cạp đốt tồn tính.

15g Tằm.

15g Nam tinh.

15g Phụ Tử.

Các vị đem tán nhỏ, trộn đều.

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g cùng với nước sôi để nguội.

Bọ cạp là loài có độc
Bọ cạp là loài có độc

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Bọ cạp, trang 964-965. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bọ cạp. trang 1074-1076. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bọ Cạp (Toàn Yết - Buthus sp.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633