Bầu Nâu

1 sản phẩm

Bầu Nâu

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bầu nâu là thảo dược có nhiều công dụng như trị các bệnh về gan, trị lao... tuy nhiêu chưa có nhiều người biết đến các công dụng này. Trong bài viết sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về bầu nâu.

1 Giới thiệu về bầu nâu

Bầu nâu còn có tên khác là cây trái nấm, trái mấm, có tên khoa học là Aegle marmelos (L.) Correa, thuộc họ Cam - Rutaceae

Bầu nâu thuộc họ cam
Bầu nâu thuộc họ cam

1.1 Mô tả thực vật

Bầu nâu thuộc loại cây gỗ rụng lá có thân hình trụ cao 6m, có thể đến 15m; vỏ hơi nứt nẻ, vỏ thơm màu vàng đen đen lại trên thân già, có nhánh mảnh, nhẵn, hơi thòng, với gai to ở nách dài 2,5 cm, đơn hay xếp từng đôi màu vàng, có mũi nhọn đen.

Lá là lá kép, có 3 lá chét, mép có răng tròn, thuôn, hình ngọn giáo, có mũi cứng cong ở đầu, có mép uốn lượn, cái cuối cùng lớn hơn, có cuống dài, có mùi của lá cam, đầu lá có mũi tù, hơi có lông ở gân, sau nhẵn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 4-6cm, phình ở gốc.

Hoa bầu nâu lớn, màu trắng, rất thơm, xếp thành chùm ở nách lá, đơn hay kép, đôi khi giảm xuống chỉ còn một hoa đơn lẻ, lá bắc rất nhỏ, có vảy, hoa xuất hiện cùng lúc với lá, lá đài 4-5, hình tam giác, có lông ở mặt ngoài, cánh hoa 4-5, hình trái xoan, nhẵn, nhị nhiều, chỉ nhị ngắn và nhẵn, bầu nhẵn,

Quả bầu nâu mọng, treo, đường kính 6-8cm, to bằng quả cam, hình cầu dẹp hay dạng trứng, màu lục. Vỏ quả nhẵn và cứng bao phủ một lớp cơm nhầy màu vàng trong, chia ra 10-15 ô, chứa mỗi ô 6-10 hạt thuôn, dẹp, có lông màu trắng.

Hình ảnh lá và quả bầu nâu 1
Hình ảnh lá và quả bầu nâu 

1.2 Sinh thái

Cây mọc ở độ cao 600m. Rụng lá theo mùa. 

Ra hoa tháng 5, có quả tháng 12. 

Cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 49 độ C vào mùa hè và -7 độ C vào mùa đông. Ở Việt Nam cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 23-26 độ C, ra hoa quả nhiều.

Cây trồng dễ dàng bằng hạt hay chồi rễ. Cây trồng được 5 năm bắt đầu có nhiều hoa quả, thời gian thu hoạch được nhiều quả kéo dài trong khoảng 15 năm

Cây ra quả vào tháng 12
Cây ra quả vào tháng 12

1.3 Phân bố

Cây có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ.

Tại Việt Nam, bầu nâu được trồng ở nhiều nơi, từ Bình Dương, Đồng Nai, Hồ Chí Minh đến Long An, Cần Thơ... 

Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia....

Bầu nâu được trồng nhiều nơi tại Việt Nam
Bầu nâu được trồng nhiều nơi tại Việt Nam

1.4 Bộ phận dùng

Quả, lá và vỏ - Fructus, Folium et Cortex Aegles

2 Thành phần hóa học

Cây có hàm lượng tanin cao: 9% trong thịt, 20% trong vỏ cây. Vỏ thân non chứa coumarin 0,03%, alcaloid 0,003% và umbelliferon. Vỏ già chứa umbelliferon và coumarin 0,06%, y-fragrine 0,3%, marmesin 0,6%. 

Lõi gỗ chứa một alcaloid ferroquinoline, dictamin, một dihydrofurocoumarin, marmesin. và B-sitosterol.

Lá chứa tinh dầu gồm a và b- phellandren; còn có b-sitosterol. Lá còn có tinh dầu có tính chất kháng nấm

Quả chứa marmalosin là hoạt chất chính, nó tương đồng với imperatorin; còn có một tinh dầu có d-a-phellandren, và cả allo-imperatorin và B-sitosterol; còn có cả carbohydrat. 

Thành phần trong cây bầu nâu
Thành phần trong cây bầu nâu

3 Tính vị, tác dụng

Quả ăn có vị hơi chát, chua, tính mát, có tác dụng thu liễm. Quả chín nhuận tràng, giúp tiêu hoá, chỉ tả, trừ lỵ. 

3.1 Tác dụng dược lý

Chất Marmalosin có trong quả bầu nâu khi dùng với liều 0,05g có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu, liều cao hơn thì có tác dụng ức chế tim. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số chất hóa học trong bầu nâu có tác dụng chống ung thư, bảo vệ phóng xạ, bảo vệ hóa học và ngăn ngừa hóa học, các đặc tính hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa ung thư

4 Công dụng

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy. Thịt quả có thể ăn tươi hay chế xirô. Lá non ăn được như rau gia vị, nhưng khó tiêu, làm cho phụ nữ khó thụ thai, tuy nhiên các lá này lại gây sẩy thai ở phụ nữ mang thai. 

Ở các nước Đông Dương, Ấn Độ, Inđônêxia, lá được dùng trị sốt rét. Còn dùng phối hợp với Trầu Không, chanh trị ghẻ và vết thương. Giã ra, hơ nóng làm thuốc đắp trị đau mắt. Nước sắc rễ cây bầu nâu chữa nôn mửa, dịch hãm từ rễ và vỏ rễ chữa hồi hộp, đánh trống ngực và làm thuốc sốt trong điều trị bệnh sốt rét cách nhật

Ở Ấn Độ, từ vỏ quả người ta chiết được một chất màu vàng dùng nhuộm vải lụa

Ở Vân Nam (Trung Quốc) quả ăn dùng trị ỉa chảy do lỵ, ỉa chảy và sưng đau họng. 

Một số công dụng của bầu nâu
Một số công dụng của bầu nâu

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam tập 1 (xuất bản 2021). Bầu nâu trang 145-146, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023.
  2. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (xuất bản 2006). Trái mấm trang 987-989, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023.
  3. Tác giả: Manjeshwar Shrinath Baliga và cộng sự (Ngày đăng: năm 2013). Aegle marmelos (L.) Correa (Bael) and its phytochemicals in the treatment and prevention of cancer, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2023

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bầu Nâu

More Bitter Gourd Juice With Cordyceps
More Bitter Gourd Juice With Cordyceps
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633