Bát Giác Liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) | Ranunculales (Mao lương) |
Họ(familia) | Berberidaceae (Hoàng liên gai) |
Chi(genus) | Podophyllum |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Podophyllum tonkinense Gagnep. |
Bát giác liên thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 30-50cm. Rễ cây cứng, thường chia thành nhiều đốt gồm nhiều rễ nhỏ, có dạng hình sợi. Cây có tác dụng chữa ung thư. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Podophyllum tonkinense Gagnep.
Tên gọi khác: Độc cước liên, quỷ cửu.
Họ thực vật: Hoàng Liên gai Berberidaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Bát giác liên thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây khoảng từ 30 đến 50cm. Rễ cây cứng, thường chia thành nhiều đốt gồm nhiều rễ nhỏ, có dạng hình sợi.
Thân cây nhẵn, mọc đứng, có màu xanh lục, đường kính thân khoảng 0,5 đến 1cm.
Lá cây mọc so le, thường có 1 đến 2 lá, lá có 6-8 cạnh, các cạnh lồi ra tạo thành mũi nhọn, méo có răng cưa sắc nhưng không đều, phiến lá có dạng gần giống hình khiên, hai mặt có màu gần giống nhau. Độ dài của cuống lá khoảng 20-40cm, đính vào tâm của phiến lá.
Hoa thường mọc tập trung ở bên dưới tán lá (lá đầu tiên thường không có hoa, lá thứ hai mới bắt đầu có hoa). Mỗi cụm hoa gồm 4-12 hoa, có dạng hình lồng đèn, màu đỏ tím sẫm, cuống rời.
Mùa hoa quả là từ tháng 3 đến tháng 5.
1.2 Thu hái và chế biến
Thân rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Podophyllum L. là một chi nhỏ thuộc họ Berberidaceae. Ở Việt Nam, mới chỉ thấy 1 loài thuộc chi này là Bát giác liên.
Bát giác liên được tìm thấy ở một số tỉnh của miền trung và nam Trung Quốc. Tại nước ta, vùng phân bố của cây cũng tương đối hẹp, chỉ bao gồm một số tỉnh của vùng núi phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn.
Bát giác liên là loài ưa ẩm, ưa sáng, mọc ở dưới những tán rừng, hốc đá, khe suối với độ cao phân bố khoảng 1000 đến 1300 mét.
Vào mùa khô, phần trên mặt đất sẽ bị lụi tàn. Từ tháng 3, phần thân rễ sẽ mọc lên khoảng 1-3 chồi, khi lá đã trưởng thành thì cây bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường bắt gặp nụ hoa phát triển đồng thời cùng với lá.
Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, thân rễ của cây Bát giác liên có khả năng phân nhánh. Dựa vào số đốt củ trên trục chính của thân rễ có thể xác định được số tuổi của cây.
Bát giác liên thuộc diện quý hiếm, cần ưu tiên bảo tồn.
2 Thành phần hóa học
Thân rễ chứa nhựa, quercetin, kaempferol,...
3 Tác dụng - Công dụng của cây Bát giác liên
3.1 Tác dụng dược lý
Từ cây Bát giác liên, người ta đã chiết tách được một thành phần kết tinh có tác dụng kích thích tim ếch cô lập, giãn mạch máu ở tai nhỏ.
Thành phần Nhựa có tác dụng gây nôn, tiêu chảy, gây tử vong cho mèo thí nghiệm.
Chất podophyllotoxin cho thấy tác dụng ức chế tế bào ung thư bạch cầu cấp tính trên mô hình gây ung thư thực nghiệm. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng đối với tế bào ung thư người KB.
Podophyllotoxin khi sử dụng theo đường uống có thể gây tiêu chảy nặng, đi ngoài ra máu, kiệt sức. Khi dùng bằng đường tiêm có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Do độc tính lớn, podophyllotoxin không được sử dụng trực tiếp trên lâm sàng. Tuy nhiên, người ta đã cải tiến cấu trúc hóa học, dùng các chất có độ độc thấp để ứng dụng điều trị.
Quercetin, kaempferol cho thấy tác dụng giảm ho, long đờm ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Đắng, cay, tính bình.
Tác dụng: Hóa đờm, thanh nhiệt, khử ứ, giải độc, tiêu thũng.
3.2.2 Công dụng
Y học cổ truyền sử dụng Bát giác liên trong trường hợp nôn ra máu, lao thương, đau dạ dày, viêm họng, áp xe, mụn nhọt, rắn cắn, tràng nhạc với liều từ 3-9g, sắc nước uống trong ngày, có thể chế thành hoàn tán.
Ngoài ra, có thể dùng cây tươi giã nát hoặc dùng rễ mài để đắp tại chỗ hoặc lấy nước bôi.
Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có mang.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Bát giác liên
4.1 Chữa tràng nhạc
Rễ cây Bát giác liên đem nghiền thành bột, chế với giấm, đắp trực tiếp vào vùng sưng đau.
Có thể sử dụng 30g thân rễ đem sắc nước uống, bã đắp tại chỗ.
4.2 Chữa ung thư vú
15g Bát giác liên.
15g Hoàng đỗ quyên.
30g tử bối thiên quỳ.
500ml rượu trắng.
Các vị ngâm với rượu trong 7 ngày.
Mỗi lần uống 10-15ml, mỗi ngày uống 2-3 lần, có thể dùng để xoa bóp.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Bát giác liên, trang 178-179. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.