Bàn Tay Ma (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Proteales (Quắn hoa)

Họ(familia)

Proteaceae (Chẹo thui)

Chi(genus)

Heliciopsis

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer

Danh pháp đồng nghĩa

Helicia lobata Merr.

Bàn Tay Ma (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer)

Bàn tay ma thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây khoảng từ 7 đến 8 mét, một số cây có kích thước lớn hơn, lên đến 25 mét. Vỏ cây có màu nâu xám hay màu xám đen. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer

Tên đồng nghĩa: Helicia lobata Merr.

Tên gọi khác: Đúng, Mạ sưa phân thùy.

Họ thực vật: Proteaceae (Chẹo thui).

Cây Bàn tay ma
Cây Bàn tay ma

1.1 Đặc điểm thực vật

Bàn tay ma thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao mỗi cây khoảng từ 7 đến 8 mét, một số cây có kích thước lớn hơn, lên đến 25 mét.

Vỏ cây có màu nâu xám hay màu xám đen, trên vỏ thân có nhiều lỗ bì và nứt dọc. Cành và cuống khi còn non có phủ một lớp lông nhung.

Lá cây đôi khi xẻ sâu lông chim có dạng gần giống hình bầu dục, xẻ sâu 3 thùy tạo thành hình trứng hoặc hình thuôn không xẻ thùy, chiều dài mỗi lá khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 10cm, mép lá nguyên hơi lượn sóng. Chiều dài của cuống lá khoảng từ 6 đến 8,5cm.

Hoa mọc đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực thường mọc trên những cành già, chiều dài khoảng từ 8 đến 17cm, hoa có màu vàng dài 5mm, bao hoa có dạng hình trái Xoan nhỏ.

Quả của cây có dạng hình trứng hoặc hình bầu dục, quả dẹt, không có lông, chiều dài mỗi quả khoảng từ 7 đến 8cm, chiều rộng 5-6cm, vỏ ngoài dai, dày khoảng 2mm, vỏ quả giữa dày khoảng 2-3mm, vỏ quả trong dày khoảng 3-4mm.

Mỗi quả gồm 1 hạt, hạt có hình bầu dục.

Dưới đây là hình ảnh cây Bàn tay ma:

Hình ảnh cây Bàn tay ma
Hình ảnh cây Bàn tay ma

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ, gỗ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Bàn tay ma được tìm thấy ở Trung Quốc và phân bố rải rác ở nhiều tỉnh thành của nước ta bao gồm Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An vào Kon Tum, Đồng Nai, Gia Lai.

Bàn tay ma thường mọc rải rác ở trong những khu rừng nhiệt đới thường xanh, độ cao phân bố lên tới 800 mét. Cây thường mọc trên sườn hay chân núi có đất sâu, dày, ẩm. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt tốt, thời điểm ra hoa là từ tháng 3 đến tháng 5, quả chín khi thời tiết vào tháng 11 đến tháng 12.

Đặc điểm phân bố
Đặc điểm phân bố

2 Thành phần hóa học

Một este glucoside phenolic mới có tên là 6'-E-(2''-methyl-2''-butenoyl) arbutin đã được phân lập từ lá của cây Bàn tay ma.

Hai dẫn xuất arbutin mới có tên là 6'-((E)2-methoxy-5-hydroxycinnamoyl) arbutin và 2'-((E)2, 5-dihydroxycinnamoyl) arbutin cũng đã được phân lập từ cây Bàn tay ma.

Ngoài ra, lá cây còn chứa các hợp chất bao gồm myricetin (1), myricitrin (2), syringetin-3-O-beta-D-glucopyranoside (3), medioresinol (4), D-1-O-methyl-myo-inositol (5), Hydroquinone (6) và beta-sitosterol (7).

Lá cây Bàn tay ma
Lá cây Bàn tay ma

3 Cây Bàn tay ma có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng dược lý

Nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy, dịch chiết Ethanol của cây Bàn tay ma thể hiện tác dụng làm giảm khả năng sinh sản của tế bào ung thư dạ dày đối với 2 dòng tế bào là MKN45 và AGS.

3.2 Tính vị, tác dụng

Rễ, vỏ và lá cây Bàn tay ma có vị chát, nhạt, tính mát, có một ít độc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Gỗ cây có tác dụng an thần, bổ thận.

3.3 Cây Bàn tay ma trị bệnh gì?

Quả của cây Bàn tay ma có thể ăn được.

Người dân đồng bào Dao còn dùng cành lá để nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh, còn dùng để uống để giúp lại sức, bồi bổ sức khỏe, phòng đau nhức. Gỗ cây đem sắc uống hoặc ngâm rượu để uống trong trường hợp bị thấp khớp.

Nhân dân của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dùng gỗ cây Bàn tay ma để trị suy nhược thần kinh. Rễ, vỏ và lá cây dùng khi bị viêm tuyến mang tai.

Cây bàn tay ma có tác dụng gì?
Cây bàn tay ma có tác dụng gì?

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Đúng, trang 973-974. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Dan Li và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2008). [Studies on chemical constituents of Heliciopsis lobata II], PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Mingsheng Liu và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2008). A new phenolic glucoside from the leaves of Heliciopsis lobata, PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.

Tác giả Wei-Yan Qi và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2016). New arbutin derivatives from the leaves of Heliciopsis lobata with cytotoxicity, PubMed. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bàn Tay Ma (Heliciopsis lobata (Merr.) Sleumer)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595